Bài 2 trang 141 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 04/06/2020

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 141 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Dọn về làng - Nông Quốc Chấn

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 146 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Dọn về làng - Nông Quốc Chấn chi tiết nhất.

Đề bài:

Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng qua phần đầu và phần cuối cửa bài thơ?

Trả lời bài 2 trang 141 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Dọn về làng - Nông Quốc Chấn lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 141 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao- Bắc- Lạng được giải phóng:

– Hình ảnh vui vẻ của người dân cười vang, xuống làng, người nói cỏ lay, ô tô kêu vang đường, ríu rít tiếng cười con trẻ

– Niềm vui tự do được diễn tả chân chất, tươi vui theo cách nói của người dân Tây Nguyên

– Ngôn từ mộc mạc, lối thơ giản dị, ý thơ chân thực, tác giả diễn tả niềm vui đủ cung bậc, màu sắc.

Cách trả lời 2

Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng được thể hiện:

* Qua phần đầu bài thơ: được thể hiện qua các hình ảnh, từ ngữ:

+ Mẹ! Cao – Lạng hoàn toàn giải phóng

+ Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn.

+ Chiếm lại các đồn.

+ Sửa nhà phát cỏ… trồng lúa, ngô, khoai.

→ Niềm vui sướng khi trở lại cuộc sống tự do, làm ăn bình thường.

* Phần cuối bài thơ

– Hình ảnh, từ ngữ kết hợp việc sử dụng các động từ:

+ Cười vang

+ Xuống làng

+ Người nói cỏ lay

+ Ô tô kêu vang đường cái

+ Ríu rít tiếng cười con trẻ…

→ Niềm vui, hân hoan khi quê hương lần nữa trở lại cuộc sống thanh bình.

“Đuổi hết nó đi, con sẽ về trông mẹ”

=> Lời khẳng định thể hiện sự quyết tâm, hứa hẹn.

Cách trả lời 3

Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng được diễn tả độc đóa qua hình ảnh, từ ngữ: Cười vang, Xuống làng, Người nói cỏ lay, Ô tô kêu vang đường cái, Ríu rít tiếng cười con trẻ .... Những động từ xuất hiện dày đặc diễn tả xúc cảm mừng vui, hân hoan khi quê hương đã trở lại cuộc sống thanh bình.

Đặc biệt là câu thơ : “Mẹ Cao lạng hoàn toàn giải phóng – đuổi hết nó đi con sẽ về trông mẹ”  điều đó nói lên sự hứa hẹn với người mẹ đồng thời nó mang nhiều cảm xúc suy ngẫm. Đó có thể là người mẹ của tác giả nhưng cũng có thể là người mẹ tổ quốc.

=> Với ngôn ngữ mộc mạc, lời thơ giản dị, ý thơ chân thực ,cảm xúc cùng với những hình ảnh vô cùng chân thật nhà thơ đã mang đến cho chúng ta về những đau thương mất mát của nhân dân miền núi, và niềm vui khi được giải phóng.

Cách trả lời 4

- Nằm trong kết cấu trình tự: hiện tại - quá khứ - hiện tại, hai đoạn thơ thể hiện niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng là hai đoạn đứng ở thời điểm hiện tại. Mở đầu là những câu thơ tràn đầy niềm vui chiến thắng khi quê hương hoàn toàn giải phóng. Kết thúc là bức tranh đẹp của ngày dọn về làng.

- Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng được diễn tả độc đóa qua hình ảnh, từ ngữ: Cười vang, Xuống làng, Người nói cỏ lay, Ô tô kêu vang đường cái, Ríu rít tiếng cười con trẻ .... Mật độ động từ dày đặc diễn tả xúc cảm mừng vui, hân hoan khi quê hương đã trở lại cuộc sống thanh bình.

- Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui là các hình ảnh, cách so sánh, cách diễn đạt... mang đậm chất miền núi: hồn hậu, chân thực, chất phác, tự nhiên.

- Giọng điệu thơ tươi vui, sung sướng (đối lập với uất hận, căm thù, buồn tủi ở đoạn giữa).

Tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Dọn về làng - Nông Quốc Chấn

***

Bài 2 trang 141 SGK Ngữ văn 12 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Dọn về làng - Nông Quốc Chấn nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM