Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 14 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi nghĩa của từ ghép, soạn bài Từ ghép chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa mỗi tiếng trầm, bổng em thấy có gì khác nhau?
Trả lời bài 2 trang 14 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Trả lời chi tiết
Nghĩa của từ quần áo khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng.
Ví dụ:
- Áo quần:
- Do hai tiếng tạo thành
- Tiếng áo và tiếng quần đều có nghĩa.
- Cả hai tiếng đều dùng để chỉ vật dụng trang phục của con người.
=> Từ áo và từ quần nghĩa hẹp hơn so với từ áo quần.
- Trầm bổng:
- Cả hai tiếng đều ngang hàng nhau.
- Không có tiếng nào phụ.
- Là âm thanh khi cao khi thấp rất êm tai.
- Xét riêng từng tiếng:
- Trầm: âm thanh ở âm vực thấp
- Bổng: âm thanh ở âm vực cao
=> Nghĩa hẹp hơn so với từ trầm bổng.
Trả lời ngắn gọn
So sánh nghĩa của từ:
- Nghĩa của từ quần hẹp hơn nghĩa của từ quần áo
- Nghĩa của từ trầm hẹp hơn nghĩa của từ trầm bổng
→ Từ ghép tổng hợp có tính chất hợp nghĩa.
- Từ ghép chính phụ :
- Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- Từ ghép đẳng lập:
- Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)
- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
-------------
Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 2 trang 14 SGK ngữ văn 7 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Từ ghép trong chương trình soạn văn 7 được tốt nhất trước khi tới lớp