Bài 2 trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 12/08/2020

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 136 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 136 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Hãy nêu đặc trưng của thơ, các kiểu loại thơ và yêu cầu về đọc thơ.

Trả lời bài 2 trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 136 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Thơ có nhiều loại, tùy theo tiêu chí:

– Phân loại thơ theo nội dung biểu hiện có: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng.

– Phân loại thơ theo cách thức tổ chức bài thơ có: thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi.

Khi đọc thơ cần tuân thủ những yêu cầu:

– Cần viết rõ tên tác phẩm, tên tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, tìm hiểu những thông tin liên quan đến hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

– Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu. Ý thơ ở đây là cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, những sự việc, sự vật… Đồng cảm với nhà thơ dùng liên tưởng, tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từ ngữ, chi tiết, vần điệu,.. mới cảm nhận được ý thơ, thấu hiểu hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình.

– Từ những câu thơ đẹp, lời thơ lạ, ý thơ hay, từ hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình,… đánh giá bài thơ cả về nội dung và nghệ thuật.

Cách trình bày 2

Đặc trưng của thơ:

– Đặc điểm về loại thơ: thơ có vần, điệu, ngôn ngữ hàm súc, gợi cảm, thể hiện tình cảm, tâm hồn con người

– Thơ được phân loại theo nội dung biểu hiện: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng

– Thơ phân loại theo cách tổ chức có luật thơ, thơ tự do, thơ văn xuôi

– Những yêu cầu chính khi đọc – hiểu một bài thơ gồm:

+ Khi đọc cần biết rõ xuất xứ của bài thơ: tác giả, năm xuất bản, thông tin hỗ trợ khác

+ Đọc kĩ để hiểu đúng và cảm nhận mạch cảm xúc thơ

+ Tìm đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ

+ Phát hiện ra những câu, từ ngữ, hình ảnh tạo cảm xúc nhất

Cách trình bày 3

a. Đặc trưng của thơ

Đặc điểm về thể loại thơ: Thơ thường có vần, điệu; ngôn ngữ hàm súc, gợi cảm; thể hiện tình cảm, tâm hồn con người.

b. Các kiểu loại thơ

- Phân loại thơ theo nội dung biểu hiện có: Thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng.

- Phân loại thơ theo cách thức tổ chức bài thơ có: Thơ cách luật (viết theo luật đã định trước), thơ tự do (không theo luật), thơ văn xuôi (câu thơ gần như câu văn xuôi nhưng vẫn có nhịp điệu).

c. Khi đọc thơ cần tuân thủ những yêu cầu dưới đây:

- Cần biết rõ tên tác phẩm, tên tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, tìm hiểu những thông tin liên quan đến hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

- Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu. Ý thơ ở đây là cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, những sự việc, sự vật,... Đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng, tướng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từng từ ngữ, chi tiết, vần diệu,... mới cảm nhận được ý thơ, thấu hiểu hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình.

- Từ những câu thơ dẹp, lời thơ lạ, ý thơ hay, từ hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, hãy lùi xa ra và nhìn lại để lí giải, đánh giá toàn bài thơ cả về nội dung và nghệ thuật. Cần chỉ ra được những nét độc đáo, sáng tạo trong hình thức biểu hiện; những đóng góp về nội dung tư tưởng.

Cách trình bày 4

Đặc trưng của thơ

Thơ là thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức trong cuộc sống, những liên tưởng phong phú, nhưng cái cốt lõi của thơ là trữ tình. Thơ ca bao giờ cũng là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng và vần hiệp lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu,... làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thẩm sâu của ý thơ.

Phân loại

Phân theo nội dung biểu hiện có:

  • Thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư tình cảm, những chiêm nghiệm của con người về cuộc đời.
  • Thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện)
  • Thơ trào phúng (phủ nhận những điều xấu bằng lối viết mỉa mai, khôi hài

Phân theo cách thức tổ chức bài thơ có

  • Thơ lách luật
  • Thơ tự do
  • Thơ văn xuôi

Thơ là thể loại ra đời rất sớm.Những bài hát trong lao động của người nguyên thủy được xem là những hình thức đầu tiên của thơ ca.

Yêu cầu về đọc thơ

Cần biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, tìm hiểu hoàn cảnh. Có thể xem sách giáo khoa, xem sách tham khảo để có những vốn hiểu biết ban đầu này.

Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, ý thơ ở đây là cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, cảnh vật,.. Đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từ ngữ, chi tiết, vần điệu,... mới cảm nhận được ý thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình.

Từ những câu thơ đẹp, ý thơ lạ, ý thơ hay, từ hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, hãy nhìn xa và lùi lại để lý giải, đánh giá toàn bài thơ về cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Bài thơ có nét gì độc đáo, sáng tạo gì,...

-/-

Bài 2 trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM