Bài 2 trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 29/06/2020 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 130 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 130 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Anh (chị) hiểu thế nào là nơi “vắng vẻ”, chốn “lao xao”? Quan điểm của tác giả về “dại”, “khôn” như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4?

Gợi ý trả lời 2 tập trang 130 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Cách nói hóm hỉnh song qua đó toát lên quan niệm nhân sinh của tác giả. Cụ Trạng tự nhận mình là “dại”, chấp nhận tiếng dại của “miệng thế” chê bai để “tìm nơi vắng vẻ”, mặc cho “Người khôn, người đến chốn lao xao”. Câu thơ sử dụng cách nói ngược nghĩa. Tuyết Giang Phu Tử với sự thâm trầm, trải đời đã tận hiểu sự đua chen, trói buộc của vòng danh lợi, bởi thế ông phủi tay với những sự đua chen ở “chốn lao xao”. Tự nhận là “dại”, song thực chất là “khôn”, cũng giống như những người trải nghiệm, cứ luẩn quẩn trong vòng danh lợi, cứ nghĩ mình “khôn” nhưng thực chất là “dại”. Nghệ thuật đối: “ta” đối với “người”, “dại” đối với “khôn”, “nơi vắng vẻ” đối với “chốn lao xao”. Ta tìm nơi vắng vẻ tức tìm đến sự tĩnh lặng của tự nhiên, tìm đến sự yên tĩnh trong tâm hồn, không bon chen, không cầu canh; còn người tìm đến chốn lao xao là tìm đến chốn quan trường, tuy sang trọng, quyền quý, song phải bon chen, đối chọi, cảnh giác… Nghệ thuật đối tạo sự so sánh giữa hai cách sống, qua đó khẳng định triết lí sống của tác giả.

Cách trình bày 2

– Nơi “vắng vẻ: là nơi bình yên trong tự nhiên, nơi thư thái tâm hồn.

– Chốn “lao xao” là chốn đô hội, cửa quyền, nơi con người bon chen danh lợi.

– Quan điểm của tác giả về dại – khôn:

+ Chữ “dại” tác giả tự vận vào mình hóa ra là “không dại” vì thời thế khi những kẻ lộng quyền xấu xa hoành hành thì việc rút lui khỏi chốn quan quyền là điều đúng đắn.

+ Chữ “khôn” tác giả dùng cho “người ta” lại là “không khôn”: xã hội lọa lạc, rối ren con sẽ đánh mất nhân phẩm, một mực bon chen, giành giật để đạt danh vọng, trở thành những kẻ xấu như bao kẻ xấu kia.

=> Tác giả tự nhận mình dại, cho người khôn.

=> Cách nói ngược, hàm ý pha chút hóm hỉnh, mỉa mai. Theo ông khôn mà dại, dại mà khôn.

– Nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4:

+ Khôn đối lập với dại

+ Nơi vắng vẻ đối lập với chốn lao xao

=> Nhân cách trong sáng, tránh xa bụi trần và cuộc sống bon chen.

=> Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh khiêm xuất phát từ trí tuệ uyên thâm, từ nhân cách cao quý.

Cách trình bày 3

- Hai tiếng “ta dại, người khôn” khẳng định phương châm sống của tác giả, pha chút mỉa mai với người khác. Ta dại có nghĩa là ta ngu dại. Đây là cái ngu dại của bậc đại trí. Người xưa có câu “Đại trí như ngu” nghĩa là người có trí tuệ lớn thường không khoe khoang, bề ngoài xem rất vụng về, dại dột. Cho nên khi nói “ta dại” cũng là thể hiện nhà thơ rất kiêu ngạo với với cuộc đòi.

+ Tìm nơi “vắng vẻ” không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao.

+ “Chốn lao xao” là chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi.

- Đây là cách nói của đời thường, chưa phải quan niệm của tác giả. Tác giả mượn lời nói của đời thường để diễn đạt quan niệm sống của mình mặc người đời cho là khôn hay dại. Nho sĩ thời loạn vẫn tìm về nơi yên tĩnh để ở ẩn.

- Đối lập giữa “nơi vắng vẻ với chốn lao xao”, tác giả muốn khẳng định cách sống nhàn cư ẩn dật; xa lánh chốn vinh hoa, chạy theo vật chất tầm thường. Hai vế tương phản, làm nổi bật ý nghĩa của mỗi vế.

Cách trình bày 4

Sử dụng nghệ thuật đối: dại đối lập với khôn, vắng vẻ đối lập với lao xao, ta đối lập với người

- Quan điểm sống của tác giả, có chút mỉa mai, ngạo nghễ

+ Tác giả tự nhận mình “ngu” dại, đây là cái ngu dại của bậc đại trí (đại trí như ngu), thực chất là “khôn”

+ Ông khiêm tốn, không khoe khoang đây là cái thức của người trí nhân

- Vắng vẻ: không phải xa lãnh cuộc đời mà là được tìm nơi thoải mái, sống hòa nhập với thiên nhiên, xa chốn quan trường để giữ nhân cách thanh cao

- Chốn lao xao: ý nói chốn quan trường tuy quyền quý, cao sang xong phải đối chọi, bon chen

→ Nghệ thuật đối lập khẳng định triết lý sống của tác giả, ông mượn cách nói đời thường để diễn đạt quan niệm sống của mình- xa lánh vinh hoa phú quý để sống an yên, tự tại.

Cách trình bày 5

Tìm nơi “vắng vẻ” không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao.

“Chốn lao xao” là chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi.

Tác giả mượn lời nói của đòi thường để diễn đạt quan niệm sống của mình mặc người đời cho là khôn hay dại. Đó cũng chính là quan niệm của Nho sĩ thời loạn vẫn tìm về nơi yên tĩnh để ở ẩn.

Nghệ thuật đối: “ta” đối với “người”, “dại” đối với “khôn”, “nơi vắng vẻ” đối với “chốn lao xao” tạo sự so sánh giữa hai cách sống, qua đó khẳng định triết lí sống của tác giả.

Tham khảo thêm: Cảm nhận bài thơ Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 130  SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM