Bài 2 trang 127 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 15/07/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 127 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 127 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Chứng minh hai câu đầu đã dùng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối, tự đối). Nêu tác dụng của việc dùng phép đối ấy.

Lưu ý: Ở thơ ngũ ngôn và thất ngôn, số chữ của hai vế đối nhau trong câu không bằng nhau, tuy vậy, xét về mặt từ loại và cú pháp, vẫn có thể đối rất chỉnh.

Trả lời bài 2 trang 127 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Câu trả lời 1

Hai câu đầu đã sử dụng phép đối trong câu (tiểu đối) khá chuẩn và chính xác:

Thiếu tiểu li gia – lão đại hồi, hương âm vô cải – mấn mao tồi. Mỗi câu có 2 vế, mỗi bộ phận trong mỗi vế đối nhau rất chỉnh.

  • Li gia (rời nhà) đối với đại hồi (trở về).
  • Hương âm (giọng quê hương) đối với mấn mao (tóc mai).

=> Đối chỉnh cả lời và ý

  • Thiếu tiểu (lúc nhỏ) đối với lão (về già)
  • Vô cải (không thay đổi) đối với tồi (thay đổi)

=> Ý rất chỉnh, đọc lên rất hài hòa.

* Tác dụng của việc dùng phép đối đó là: đã cho ta thấy được ý nghĩa của cuộc đời xa quê của tác giả.

Câu trả lời 2

– Phép đối được sử dụng trong hai câu đầu

+ Câu 1: Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

  • Số chữ tuy không cân xứng nhưng từ loại ngũ pháp vẫn đối rất chỉnh

+ Câu 2: Hương âm vô cải mấn mao tồi

  • Bộ phận : hương âm – mấn mao rất chỉnh cả về ý lẫn chữ
  • Bộ phận: vô cải – tồi tuy không chỉnh về chữ nhưng vẫn rất chỉnh về ý và chức năbg ngữ pháp (đều làm vị ngữ)

– Tác dụng : bộc lộ gián tiếp tình cảm với quê hương

+ Câu 1 : kể lại quãng đời xa quê và sự đổi thay của quê hương, hé mở tình cảm

+ Câu 2: là câu tả sử dụng yếu tố đổi thay (mấn mao – tóc mai) là bật yếu tố bất biến (giọng quê)

-> Hình ảnh tượng trưng nổi bật tình cảm với quê hương.

Câu trả lời 3

- Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối:

+/ Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi

  • Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về => thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình.

+/ Hương âm vô cải / mấn mao tồi.

  • Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh.
  • Câu thứ hai nêu bật lên yếu tố thay đổi (mái tóc đã bạc) và khẳng định một yếu tố không thay đối (giọng quê). Tiếng nói quê hương dù bao năm xa quê nhưng vẫn luôn khắc sâu trong tâm trí nhân vật trữ tình.

=> Như vậy, hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng phép đối để thể hiện những sự đối lập, những điều thay đổi và những điều vẫn còn giữ mãi theo thời gian.

---------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 127 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê trong chương trình soạn văn 7 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM