Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 127 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Luật thơ (tiếp theo) chi tiết nhất.
Đề bài:
Phân tích cách gieo vần, ngắt nhịp ở khổ thơ sau để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống.
Đưa người, ta không đưa qua sông,
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sau đầy hoàng hôn trong mắt trong?
(Thâm Tâm, Tống biệt hành)
Trả lời bài 2 trang 127 SGK văn 12 tập 1
Để soạn bài Luật thơ (tiếp theo) lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 127 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:
Cách trả lời 1
Đưa người - ta không đưa qua "sông", (2-5)
Sao có - tiếng sóng ở trong "lòng"? (2-5)
Bóng chiều không thắm, - không vàng vọt, (4-3)
Sao đầy hoàng hôn - trong mắt "trong"? (4-3)
– Cách gieo vần: gieo vần chân ở cuối câu thơ thứ 1, thứ 2 và thứ 4: sông, lòng, trong. Đây là vần bằng (B).
– Cách ngắt nhịp: hai câu 3 và 4 theo cách ngắt nhịp của thất ngôn truyền thống; nhưng hai câu 1 và 2 lại ngắt nhịp 2-5 cho phù hợp với tình cảm và cảm xúc của tác giả trong buổi đưa tiễn người bạn lên đường.
Cách trả lời 2
– Cách gieo vần: vần chân, độc vận (một vần).
– Ngắt nhịp: 2/5 và 4/3.
– Sự đổi mới:
+ Nếu câu thơ đầu ở thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là nhịp điệu quen thuộc 4/3, thì trong bài thơ, tác giả đã có sự sáng tạo và đổi mới trong việc ngắt nhịp 2/5: Đưa người / ta không đưa qua sông. Đây là câu thơ toàn thanh bằng.
+ Câu thơ thứ hai nhịp 2/5: Sao có tiếng sóng ở trong lòng. Câu thơ có ba thanh trắc rất gắt “có tiếng sóng”.
→ Tạo cho đoạn thơ có giọng điệu riêng vừa thiết tha, vừa tràn đầy cảm xúc.
Cách trả lời 3
- Xác định thanh bằng - trắc trong các tiếng của đoạn thơ:
Đưa người ta không đưa qua sông
B - B - B - B - B - B - B
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
B - T - T - T - T - B - Bv
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
T - B - B - T - B - B - T
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong
B - B - B - B - B - T - Bv
- Thơ thất ngôn truyền thống gieo vần chân: đoạn thơ trên đây gieo vần lưng, vần liền (các từ in đậm).
- Thơ thất ngôn truyền thống ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3; đoạn thơ ngắt nhịp linh hoạt hơn, có chỗ 2/1/4, 1/3/3.
- Sự đổi mới, sáng tạo thể hiện ở chỗ: luật thơ không ràng buộc nghiêm ngặt như trong thơ truyền thông.
-/-
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 127 SGK Ngữ văn 12 tập 1 theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Luật thơ (Tiếp theo) tốt hơn trước khi đến lớp.