Bài 2 trang 127 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 30/06/2020 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 127 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 127 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong những câu ca dao sau đây:

– Mình về có nhớ ta chăng,

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười

– Hỡi cô yếm trắng lòa xòa,

Lại đây đập đất trồng cà với anh.

Gợi ý trả lời 2 tập trang 127 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Mình về có nhớ ta chăng

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

– Tính cụ thể:

Nhân vật “ta” nói với “mình” về nỗi nhớ nhung, bịn rịn.

Hoàn cảnh nói rất có thể là vào một đêm chia tay giã hội.

Ngôn từ được sử dụng trong câu ca dao này khá thân mật và dân dã (mình, ta, chăng, hàm răng).

– Tính cảm xúc: Câu ca dao thể hiện rất rõ cảm xúc bịn rịn, luyến lưu, nhung nhớ. Những từ ngữ biểu hiện trực tiếp những cảm xúc này là: Mình… có nhớ ta, ta nhớ…

– Tính cas thể: Lời tâm tình trong câu ca dao này có thể cho ta phỏng đoán đây là lời của các chàng trai cô gái. Những người đã có tình ý với nhau sau những đêm hát hội. Lời nói có đặc điểm riêng chân thật, mạnh mẽ nhưng vẫn tế nhị và sâu sắc.

Câu:

Hỡi cô yếm trắng lòa xòa

Lại đây đập đất trồng cà với anh.

– Tính cụ thể:

Câu ca dao là lời của một anh thanh niên nông dân nói với một cô gái qua đường.

Hoàn cảnh nói là một buổi lao động, gắn với hoạt động cụ thể (đập đất trồng cà).

Ngôn ngữ giao tiếp trong câu cũng là những lời nói suồng sã, bình dân: lời hô gọi (Hỡi cô), lời miêu tả có tính trêu đùa (yếm trắng lòa xòa).

– Tính cảm xúc: Câu ca dao là lời chàng trai nói với cô gái, có thể hiểu là lời tỏ tình nhưng cũng có thể hiểu đó là lời đùa cợt (có ý kiến cho rằng đây là lời chế giễu những cô gái nhà giàu lời lao động).

– Tính cá thể: Câu ca dao gắn với hình ảnh một chàng trai lao động mạnh bạo, với những ngôn từ vừa thân mật vừa vui đùa nhưng cũng vừa tế nhị sắc sảo.

Cách trình bày 2

Từ ngữ xưng hô: ta, cô, anh, mình phổ biến trong giao tiếp đời thường

- Ngôn ngữ đối thoại: thân mật, yêu thương (Mình về có nhớ ta chăng/ Lại đây đập đất trồng cà với anh.)

- Thể thơ lục bát dễ nhớ

- Lời nói gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, gần gũi bình dị nhưng cũng tế nhị sắc sảo.

Tính cảm xúc: cả hai câu ca dao đều thể hiện tình cảm, lời tỏ tình dí dỏm

Cách trình bày 3

Mình về có nhớ ta chăng,

Ta về ta nhớ hàm rang mình cười

Hỡi cô yếm trắng lòa xòa

Lại đây đập đất trồng cà với anh

Tính cụ thể

-Lời nhân vật "ta" nói với "mình" về nỗi nhớ nhung, bịn rịn

-Hoàn cảnh nói: đêm chia tay giã hội

-Ngôn ngữ thân mật, dân dã

-Lời tỏ tình trong lao động: lời của anh thanh niên nông dân với một cô gái qua đường

-Hoàn cảnh nói: buổi lao động-Ngôn ngữ suồng sã, bình dân, lời miêu tả có tính trêu đùa

Tính cảm xúc

Cảm xúc bịn rịn, lư luyến, nhung nhớ

Lời tỏ tình cũng có thể là lời đùa cợt

Tính cá thể

Lời chàng trai, cô gái có tình ý với nhau chân thật, tế nhị, sâu sắc

Lời của một chàng trai lao động vui đùa, tế nhị.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 127  SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM