Bài 2 trang 126 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Xuất bản: 22/04/2020 - Cập nhật: 18/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi Bài 2 trang 126 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 126 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Phân tích các ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.

Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.

(Tục ngữ)

Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

(Tục ngữ)

Câu hỏi:

a) Phép đối trong tục ngữ có tác dụng gì? Vì sao người ta không thể thay được những từ trong đó (ví dụ : nhiều người muốn thay bán và mua)? Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ nào đi kèm (vần, từ, câu)?

b) Vì sao tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền?

TRẢ LỜI BÀI 2 TRANG 126 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2

Cách trả lời 1 - Ngắn gọn

a) Phép đối trong tục ngữ có tác dụng tạo vần điệu, làm cho tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc.

– Từ ngữ trong câu tục ngữ không thể thay thế được vì tục ngữ mang tính cố định.

– Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ đi kèm: gieo vần lưng, từ ngữ mang giá trị tu từ,…

b) Tục ngữ khá ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền vì cách diễn đạt của tục ngữ có gọt giũa, súc tích, có vần điều, dễ nhớ, dễ thuộc.

Cách trả lời 2

a) Phép đối trong tục ngữ tạo sự hài hòa, cân đối và giúp cho việc diễn đạt ý được khái quát và cô đọng, dễ nhớ, dễ thuộc.

Không thể dễ dàng thay thế các từ vì các từ trong một câu tục ngữ thường thuộc một kiểu đối nào đó. VD: từ "bán" và từ "mua" nằm trong phép đối từ loại và đối ý. Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ về vần, từ và câu đi kèm, đặc biệt là những biện pháp ngôn ngữ về từ và câu

b.  Vì: cách nói trong tục ngữ hàm súc, cô đọng, từ ngữ chọn lọc, có vần, có đối.

Cách trả lời 3 - chi tiết

a.

- Phép đối trong tục ngữ có tác dụng làm cho người đọc, người nghe dễ nhớ, dễ thuộc.

- Từ ngữ sử dụng trong tục ngữ hầu như không thể thay được vì mỗi câu tục ngữ đều mang tính cố định giống như các thành ngữ, quán ngữ. Hơn nữa, tục ngữ sử dụng phép đối rất cân chỉnh, không thể có một từ khác thay vào mà tính cân chỉnh của phép đối tốt hơn.

- Phép đối trong tục ngữ thường đi kèm với các biện pháp ngôn ngữ như: thường gieo vần lưng (tật/ thật)-, từ ngữ dùng mang giá trị tu từ (ẩn dụ, so sánh, nhân hoá...); câu ngắn và thường tỉnh lược các bộ phận...

b. Tục ngữ là những câu rất ngắn nhưng vẫn khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền. Sở đĩ có được điều đó là vì cách diễn đạt của tục ngữ được chọn lọc, gọt giũa, có vần, có đối, nghe một lần là nhớ và rất khó quên.

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 126 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM