Bài 2 trang 125 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Xuất bản: 22/04/2020 - Cập nhật: 18/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi Bài 2 trang 125 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 125 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

a) Tìm hai ví dụ liên có điệp từ, điệp câu những không có giá trị tu từ

b) Tìm ba ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp

c) Viết một đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn

TRẢ LỜI BÀI 2 TRANG 125 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2

Cách trả lời 1

a) Hiện tượng điệp không có giá trị tu từ :

Văn học giúp ta nhận thức cuộc sống, văn học còn chắp cánh ước mơ.

Tôi yêu con người phương Nam, yêu cái nắng gió phương Nam.

"Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dùng để ở hoặc dùng vào những mục đích khác nhau như để hội họp, để tổ chức sinh hoạt văn hoá cộng đồng".

b) Phép điệp có giá trị tu từ :

- Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người… (Cây tre Việt Nam - Thép Mới)

- Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, ai không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến – Hồ Chí Minh)

- Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,/Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.

(Đại cáo bình Ngô)

c) Quê hương trong tôi, không chỉ là đàn cò trắng bay thẳng cánh đồng, không chỉ là cây đa, giếng nước, sân đình. Quê hương trong tôi còn bao trùm tất cả, là tuổi thơ, là gia đình, là bạn bè đồng trang lứa, là những đêm trăng tỏ chị Hằng, chú cuội. Quê hương trong tôi có hình ảnh mẹ đưa võng quạt mát cho con những trưa hè nóng bức, là tiếng đưa võng kẽo cà kẽo kẹt cùng câu hát mẹ ru tôi vào giấc ngủ yên bình. Quê hương đấy chính là gia đình, là những người tôi yêu thương, là nơi vun đắp tâm hồn, in dấu kỉ niệm, là nơi nuôi tôi khôn lớn trưởng thành.

Cách trả lời 2

a) Ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ:

– “Tim anh ta đập nhanh hơn và anh ta ăn nhiều bữa hơn, uống nhiều rượu vang hơn và đọc sách nhiều hơn.

(Cái vô hạn trong lòng bàn tay, Ngữ văn 10 tập 2. Tr.74)

– Nhưng để chống được tham nhũng, trước hết phải hiểu tham nhũng là gì đã!

Cái đẹp của xứ Nghệ không phải ở nơi cánh đồng phì nhiêu … cái đẹp của Nghệ – Tĩnh là ở nơi núi non hùng vĩ.

(Ngữ văn 10, tập hai, tr.54)

b) Ba ví dụ về phép điệp trong những bài văn đã học:

Ví dụ 1:

Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!

(Truyện Kiều)

Ví dụ 2:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.

Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,

Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.

(Chinh phụ ngâm – Đặng trần Côn)

Ví dụ 3:

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt.

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây.

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

c) Đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn.

Không gian dần chìm lắng trong đêm khuya tĩnh mịch. Mặt trăng tròn vành vạch dần nhô lên khỏi lũy tre làng, soi bóng xuống mặt sông, làm nó trở thành một đường trăng dát vàng. Hàng vạn ngôi sao như hàng vạn viên kim cương quý giá tô điểm thêm vẻ đẹp cho bầu trời đêm khuya. Đẹp biết bao đêm trăng quê hương!

Cách trả lời 3

a. Tìm ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ:

- Anh ấy uống nhiều, nói nhiều và hát nhiều nữa.

- Văn học giúp ta nhận thức cuộc sống, văn học còn chắp cánh ước mơ.

- Tôi yêu thương con người phương Nam, yêu cái nắng gió phương Nam.

b. Tìm ba ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp.

Phép điệp được dùng khá phổ biến trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là trong thơ (các bài ca dao; đoạn trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu; Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi; các đoạn trích Truyện Kiểu của Nguyễn Du...).

Ví dụ 1 - Điệp từ:

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời, trồng đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên bể lặng, mới yên tấm lòng

(Ca dao)

Ví dụ 2 - Điệp ngữ:

Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt

Đàn em ta đây xương sắt da đồng 

Đảng ta muôn vạn công nông

 Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin.

(Tố Hữu)

Ví dụ 3 - Điệp cấu trúc:

Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

c. Viết một đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn.

Quê hương trong tôi, không chỉ là đàn cò trắng bay thẳng cánh đồng, không chỉ là cây đa, giếng nước, sân đình. Quê hương trong tôi, bao trùm tất cả, là tuổi thơ, là gia đình, là bạn bè đồng trang lứa, là những trưa trốn mẹ đi chơi, là những đêm trăng tỏ chị Hằng. Quê hương trong tôi, là quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 125 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM