Bài 2 trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xuất bản: 11/05/2020 - Cập nhật: 16/09/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 124 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần làm văn

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 124 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Ôn tập phần làm văn chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Trình bày quan niệm, yêu cầu và cách thức tiến hành các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận.

Trả lời bài 2 trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Để soạn bài Ôn tập phần làm văn tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 124 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

Nội dungYêu cầu và cách thức
So sánhTìm ra điểm giống hay khác nhau giữa nhiều đối tượng

Đối tượng so sánh trên cùng 1 bình diện, tiêu chí.

Quan điểm người viết.

Phân tíchChia tách, tháo gỡ một vấn đề thành nhiều vấn đề nhỏ để chỉ ra bản chất

Thấy được bản chất sự vật sự việc.

Phân tích phải đi với tổng hợp.

Bác bỏDùng lí lẽ, dẫn chứng để phản biện, bác bỏ. Nêu ý kiến thuyết phục của mình

Bác bỏ luận điểm, luận cứ.

Phân tích chỉ ra cái sai.

Bình luậnĐề xuất ý kiến thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với nhận định, đánh giá của mình

Trình bày khoa học, trung thực.

Đề xuất được những ý kiến đúng.

Nêu ý nghĩa, tác dụng của vấn đề

Cách trả lời 2

Thao tácQuan niệmYêu cầuCách thức tiến hành
Thao tác lập luận phân tíchLàm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng,...)

+ Chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

+ Cần đi sâu vào từng yếu tố, khía cạnh, song cũng cần đặc biệt lưu ý quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.

Phân tích phải đi liền với tổng hợp
Phân tích phải đi liền với tổng hợpLàm sáng tỏ, làm vững chắc hơn luận điểm của người viết

+ Các sự vật, hiên tượng, tác phẩm... gọi chung là đối tượng mang ra so sánh phải có mối liên quan về một mặt hoặc phương diện nào đó nêu rõ ý kiến , quan điểm của người viết.

+ Từ đó rút ra những nhận định đúng đắn và sâu sắc.

Thao tác lập luận bác bỏBác bỏ là dùng lý lẽ, dẫn chứng để gạt bỏ quan niệm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác của người khác, nêu ý kiến cá nhân nhằm thuyết phục người đọc

+ Nêu tác hại, mặt trái.

+ Chỉ ra nguyên nhân

+ Phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác

+ Thái độ khách quan, đúng mực

Thao tác lập luận bình luậnLà cách thức đưa những lí lẽ, dẫn chứng nhằm thuyết phục người đọc người nghe đồng ý về vấn đề được nêu ra

+ Trình bày rõ ràng, trung thực về vấn đề được bình luận

+ Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến, nhận định, đánh giá của mình là xác đáng

+ Bàn bạc, mở rộng xoay quanh vấn đề 1 cách sâu sắc

+ Lập luận chắc chắn chặt chẽ để khẳng định được ý kiến của mình

Bước 1: Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

+ trung thực, khách quan;

+ ngắn gọn, rõ ràng;

+ thể hiện quan điểm bản thân.

Bước 2: Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận: tùy theo từng vấn đề mà có cách bình luận khác nhau.


Bước 3: Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận: bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét đánh giá.

-/-

Bài 2 trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Ôn tập phần làm văn trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM