Bài 2 trang 121 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xuất bản: 11/08/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 121 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ôn dịch, thuốc lá

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 121 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Ôn dịch, thuốc lá ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá ? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận ?

Trả lời bài 2 trang 121 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Để soạn bài Ôn dịch, thuốc lá tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 121 sgk văn 8 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

- Tác giả trích dẫn lời của Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá là bởi vì:

▪ Lấy lối so sánh của nhà quân sự đại tài nói tới vấn nạn thuốc lá

▪ Tạo sự liên tưởng bằng lối lập luận sắc bén.

▪ Thuốc lá cũng là một loại giặc cần chống

▪ Giặc thuốc lá không đánh như vũ bão, nó "gặm nhấm như tằm ăn dâu"

▪ Tác hại của thuốc lá không nhìn thấy ngay nên mức độ nguy hiểm khôn lường.

➜ Đây là so sánh sáng tạo, làm cho lập luận chặt chẽ, tạo liên tưởng thú vị.

Cách trình bày 2

Khi nói về tác hại của thuốc lá, tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo rằng cần phải đánh giặc:

- Bởi vì thuốc lá cũng như giặc ngoại xâm, cần phải chống lại và tiêu diệt chúng.

- Hơn nữa đây lại là một loại giặc rất nguy hiểm vì nó không làm cho con người chết ngay tức khắc mà sẽ tác động dần vào cơ thể để con người chết dần chết mòn, và chính vì con người không thấy ngay tác hại nên nhiều người vẫn mắc phải. Thậm chí còn vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe người khác.

- Việc so sánh đó có tác dụng rất lớn trong lập luận:

+ Làm cho lập luận thêm chặt chẽ.

+ Hình ảnh so sánh thú vị làm cho người đọc liên tưởng rõ nét, sinh động hơn.

Cách trình bày 3

Tác giả chỉ ra Kiểu, cái Cách mà thuốc lá đã và đang "đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người". Do là, nó không làm cho người ta "lăn đùng ra chết" nên không dễ nhận biết. Để gây ấn tượng mạnh, tác giả đã so sánh việc chống thuốc lá với chống giặc ngoại xâm, nói chuẩn xác hơn, so sánh việc thuốc lá tấn công loài người như giặc ngoại xâm đánh phá : Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu. Tác giả đã mượn lối nói so sánh rất hay của nhà quân sự thiên tài  Trần Hưng Đạo để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học. Cần cho học sinh vận dụng kiến thức về phép so sánh đã học để phân tích hình ảnh tằm ăn dâu. Dâu ví với con người, sức khỏe con người. Còn tằm ? Tác giả chỉ so sánh tằm với khói thuốc lá. Gần như toàn phần thứ hai tập trung nói rõ những tác hại khác nhau của khói thuốc lá. "Tằm ăn dâu" đến đâu, dù chậm, vẫn biết đến đó. Còn khói thuốc, chẳng những người hút thường không thấy tác hại của nó ngay, càng không hề biết rằng hàng vạn công trình nghiên cứu đã phát hiện tới trên 4000 chất hóa học trong khói thuốc lá có khả năng gây những bệnh hiểm nghèo, mà lại còn thấy sảng khoái khi nhả khói phì phèo, thậm chí còn coi đó là "một biểu tượng quý trọng".

Cách trình bày 4

Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá, vì: Tác giả đưa ra một lối so sánh của một nhà quân sự tài ba để chúng ta thấy được sự nguy hại của ôn dịch này. Chúng ta có thể hiểu rằng: thuốc lá cũng như một loại giặc và nó sẽ gặm nhấm, sẽ khiến con người chết dần chết mòn.

Đưa ra lối so sánh này sẽ khiến cho lập luận trở lên sắc bén, thuyết phục hơn.

-------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 2 trang 121 SGK ngữ văn 8 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Ôn dịch, thuốc lá trong chương trình soạn văn 8 được tốt nhất trước khi tới lớp

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM