Bài 2 trang 121 SGK Ngữ văn 7 tập 2 (Luyện tập)

Xuất bản: 28/04/2020 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 121 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Quan Âm Thị Kính

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 121 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần trả lời câu hỏi luyện tập, Soạn bài Quan Âm Thị Kính chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài: Thảo luận ở lớp: Nêu chủ đề của trích đoạn Nỗi oan hại chồng. Em hiểu thế nào về thành ngữ "Oan Thị Kính"?

Trả lời bài 2 trang 121 SGK văn 7 tập 1 (Luyện tập)

- Chủ đề của đoạn trích: Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đây là một chủ đề khá quen thuộc trong văn học trung đại. Bởi lẽ đây là thời kì phong kiến, tức là thời kì mà mọi quyền lực trong gia đình, xã hội nằm trong tay của người đàn ông. Người ta hay gọi chế độ phong kiến là chế độ nam quyền độc đoán, chế độ trọng nam khinh nữ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người phụ nữ là những người không có tiếng nói trong gia đình, trong xã hội. Tiếng nói của họ bị coi rẻ, giá trị của họ bị phủ nhận, nhân cách của họ bị chà đạp. Đau đớn hơn nữa, người phụ nữ còn phải hứng chịu một cái nhìn hà khắc với những quy tắc, khuôn mẫu ngặt nghèo, khắt khe của xã hội: tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh). Nếu chỉ thiếu một trong những thứ ấy, hoặc chỉ làm sai một việc nhỏ, người phụ nữ cũng sẽ bị hành hạ, đay nghiến, xúc phạm.

- Câu thành ngữ "Oan Thị Kính" để chỉ những nỗi oan khiên không thể thanh minh, khiến cho người đó rơi vào hoàn cảnh bế tắc, tuyệt vọng, không có lối thoát.

------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 121 SGK ngữ văn 7 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Quan Âm Thị Kính trong chương trình soạn văn 7 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM