Bài 2 trang 12 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Xuất bản: 31/12/2019 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 12 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội ngữ văn 7.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 12 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội chi tiết nhất.

Đề bài: Phân tích từng câu tục ngữ trong văn bản theo những nội dung sau:

a) Nghĩa của câu tục ngữ.

b) Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.

c) Nêu một số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ (yêu cầu này chỉ cần thực hiện với một số câu làm mẫu).

Trả lời bài 2 trang 12 SGK văn 7 tập 2

Cách trả lời 1:

Câu (1):Một mặt người bằng mười mặt của.

- Nghĩa là: Người quý hơn của rất nhiều lần. Không phải là nhân dân ta không coi trọng của, nhưng con người lại được đặt lên trên mọi thứ của cải.

- Một số câu nội dung tương tự: “Người sống hơn đống vàng”, “Người làm ra của chứ của không làm ra người”...

- Câu này được sử dụng:

+ Phê phán coi của hơn người:

+ An ủi, động viên “của đi thay người.”

+ Đạo lí triết lí sống: Con người đặt lên trên mọi của cải.

+ Khuyến khích sinh nhiều con (đây là vấn đề cần phê phán, không phù hợp với xã hội ngày nay).

Câu (2):Cái răng, cái tóc là góc con người.

- Có hai nghĩa là:

+ Răng, tóc phần nào thể hiện được tình trạng sức khỏe con người.

+ Răng, tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tình, tư cách của con người.

- Câu tục ngữ có thể được sử dụng:

+ Khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết giữ răng, tóc đẹp.

+ Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân.

Câu (3):Đói cho sạch, rách cho thơm.”

- Có hai vế, đối nhau rất chỉnh; bổ sung và làm sáng tỏ nghĩa cho nhau “đói” và “rách” là sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất; “sạch” và “thơm” chỉ những điều con người cần phải đạt, giữ gìn, vượt lên trên hoàn cảnh.

- Nghĩa đen: dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù sạch cũng phải ăn mặc sạch sẽ, giữ gìn thơm tho.

- Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo, khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi.

- Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục con người ta lòng tự trọng.

Câu (4):Học ăn, học nói, học gói, học mở.”

- Câu tục ngữ này có bốn vế vừa có quan hệ đẳng lập, vừa có quan hệ bổ sung cho nhau. Từ “học” lặp bốn lần, vừa nhấn mạnh vừa để mở ra những điều con người cần phải học.

+ Học ăn, học nói: đó là “ăn nên đọi, nói nên lời”, “Lời nói gói vàng”; “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau''...

+ Học gói, học mở: là tiêu chuẩn của con người khéo tay, lịch thiệp khi gói và mở sự vật như quà bánh. Suy rộng ra, còn có thể hiểu là học để biết làm, biết giữ mình và biết giao tiếp với người khác.

- Mỗi hành vi của con người đều “tự giới thiệu” với người khác và đều được người khác đánh giá. Vì vậy, con người phải học để chứng tỏ mình là người lịch sự tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế, tức là con người có văn hóa, nhân cách.

Câu (5): "Không thầy đố mày làm nên"

- Nghĩa là việc gì muốn thành công, cũng cần phải có người hướng dẫn, chỉ bảo.

- Giá trị: Phải biết tôn trọng những người đã có công lao dạy dỗ chỉ bảo mình. Sống tôn sư trọng đạo, kính trọng biết ơn những người thầy đã dạy ta.

Câu (6): "Học thầy không tày học bạn"

- Câu này đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học hỏi từ bạn bè. Ta gần gũi bạn nhiều hơn, có thể học hỏi nhiều điều, ở nhiều lúc, nhiều hoàn cảnh. Bạn cũng có thể là thầy của ta. Bạn còn là hình ảnh tương đồng, ta có thể thấy mình trong đó, để tự học, tự trau dồi.

- Giá trị: Câu tục ngữ này khuyên nhủ chúng ta mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học hỏi, cũng như ý nghĩa của việc kết bạn.

Câu (7): “Thương người như thể thương thân.

- Nghĩa của câu: Thương yêu người khác như chính bản thân mình.

- Đây là lời khuyên, triết lí về cách sống, ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người. Lời khuyên và triết lí sống ấy đầy giá trị nhân văn.

- Câu tục ngữ không chỉ là kinh nghiệm vô tri thức, ứng xử mà còn là bài học về tình cảm.

Câu (8): “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

-  Nghĩa là: Khi được hưởng thành quả nào đó, phải nhớ đến người có công xây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp mình.

- Được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh:

+ Thể hiện tình cảm con cháu với cha mẹ, ông bà.

+ Lòng biết ơn của nhân dân với các anh hùng, liệt sĩ..

Câu (9):

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

- Nghĩa là: Một người lẻ loi không thể làm nên việc lớn, khó khăn, nhiều người hợp sức lại sẽ làm được việc đó, thậm chí việc lớn lao, khó khăn hơn.

- Câu tục ngữ khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết.

Cách trả lời 2:

CâuNghĩa câu tục ngữGiá trị câu tục ngữGiá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện
1Con người quý giá hơn tiền bạcĐề cao giá trị con ngườiRăn dạy con người biết quý trọng bản thân, biết tạo lập giá trị tự thân
2Răng, tóc là phần thể hiện tính nết của con ngườiPhải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con ngườiRèn dũa con người từ những điều nhỏ nhất về hình thức
3Khó khăn về vật chất vẫn phải sống trong sạch, thiện lươngTrong hoàn cảnh khó khăn, cần giữ nhân cách tốt đẹpRăn con người nên không được tham lam, làm liều ngay cả khi thiếu thốn, khó khăn.
4Cần phải học cách ăn, nói… đúng chuẩn mựcCần phải học các hành vi ứng xử văn hóaHọc cách ăn nói, giao tiếp lịch sự, hòa ái với mọi người.
5Cần phải có thầy cô hướng dẫn, dạy bảoCoi trọng vị thế, vai trò của người thầy trong giáo dụcKhuyên con người biết lễ nghĩa, tôn kính thầy cô
6Đề cao việc học từ những người gần gũi thân thuộc như bạn bèKhông chỉ học ở thầy cô mà cần học ở bạn bè, những người xung quanhSự học không chỉ bó hẹp ở người thầy.
7Con người cần phải biết yêu thương người khác như yêu bản thân mìnhĐề cao cách ứng xử hòa ái.Giáo dục con người biết yêu thương, vị tha
8Phải biết nhớ ơn người cho trái ngọt, quả lànhPhải biết ơn người mang lại thành quả cho mình hưởng thụNghĩa cử đền ơn đáp nghĩa
9Nhiều cá thể gộp lại sẽ tổng hợp được sức mạnh làm việc lớnKhẳng định sức mạnh của sự đoàn kếtGiáo dục về lối sống tập thể, tránh những tiêu cực cá nhân

Tham khảo thêm

Phân tích Tục ngữ về con người và xã hội

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 12 SGK ngữ văn 7 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em hiểu ý nghĩa các câu tục ngữ và soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM