Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 116 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Thề nguyền - Truyện Kiều chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Không gian thơ mộng và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả như thế nào?
TRẢ LỜI BÀI 2 TRANG 116 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2
Cách trả lời 1 - Diễn dịch
Không gian của đêm thề nguyền rất đẹp và thơ mộng: Kim đang thiu thiu ngủ, mơ màng dưới ánh trăng, ngọn đèn hiu hắt, có tiếng bước nhẹ của người trong mộng đến gần, chàng còn chưa tin hẳn vào mắt mình trước sự xuất hiện đường đột của Kiều. Cả hai như lạc vào cõi mơ giữa đất trời bao la.
Cảnh thề nguyền của hai người diễn rất trang trọng và thiêng liêng với đủ các hình thức lễ nghi với:
- Mùi thơm hương trầm
- Ánh sang nến sáp: ấm áp
- Vầng trăng vằng vặc là thiên nhiên to lớn, vĩnh hằng chứng minh cho tình yêu thiêng liên của họ
- Tờ giấy ghi lời thề
- Trao kỉ vật: Tóc mây Hai mái đầu xanh cùng ngước lên trời cao, có vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề gắn bó keo sơn của họ, chứng giám tình yêu tự nguyện và sự chung thủy, thiêng liên sâu nặng của họ
Cách trả lời 2 - Quy nạp
- Không gian trong đêm thề nguyền đẹp, thơ mộng:
+ Kim thiu thiu ngủ, mơ màng dưới ánh trăng, ngọn đèn hiu hắt
+ Kim Trọng không tin vào mắt mình trước sự xuất hiện đường đột của Kiều, chàng như lạc vào cõi mơ
- Cảnh thề nguyền diễn ra trang trọng, thiêng liêng với đủ hình thức lễ nghi
+ Mùi thơm hương trầm
+ Ánh sáng nến sáp
+ Vầng trăng vằng vặc, thiên nhiên to lớn, vĩnh hằng chứng giám cho tình yêu thiêng liêng
Hai mái đầu xanh cùng ngước lên trời cao, có vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề gắn bó keo sơn của họ, chứng dám tình yêu tự nguyện, sự thủy chung, thiêng liêng sâu nặng của họ.
Cách trả lời 3
– Không gian thơ mộng và thiêng liên của cuộc thề nguyền: chàng kim đang mơ màng giấc ngủ dưới ánh trăng thì chợt có tiếng bước chân khẽ khàng của Kiều tiến đến gần. Chàng choàng tỉnh, chưa hết bàng hoàng. Cả hai như lạc vào cõi mộng, sung sướng và hạnh phúc.
– Cảnh thề nguyền diễn ra trang trọng với các nghi thức được trời đất chứng dám:
+ Đài sen sáng bừng ánh sáng của nến sáp.
+ Lò đào tỏa hương trầm
+ Tờ giấy ghi lời thề của hai người
+ Trao kỉ vật: tóc mây
+ Vầng trăng “vằng vặc giữa trời” chứng dám cho lời thề của lứa đôi.
⇒ Cả thiên nhiên, đất trời chứng dám cho lời thề nguyền của đối trai gái. Lời thề của họ là minh chứng cho tình yêu và sự chung thủy thiêng liêng đầy sâu nặng của họ.
Xem thêm: Cảm nhận đoạn trích Thề nguyền - Truyện Kiều (Nguyễn Du)
-/-
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Thề nguyền (Truyện Kiều - Nguyễn Du) tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.
Chúc các em học tốt !