Bài 2 trang 115 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Xuất bản: 12/05/2020

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 115 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 115 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 phần soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài

:

Những phần kết bài trong SGK đã nêu được nội dung gì của văn bản và có khả năng tác động đến người đọc như thế nào? Tại sao?

(1)  Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)

(2) Hai đứa trẻ đã thực hiện được điều này. Hơn nữa, dấu ấn của phố huyện ấy luôn khảm trong ta bằng quyền năng kì lạ. Bây giờ và mãi sau này, mỗi khi đứng trước một phố huyện nào thì câu chuyện của Thạch Lam dễ sống dậy trong ta, bằng ánh sáng đẹp,diệu kì.

(Lê Huy Bắc, Ấn tượng phố huyện “Hai đứa trẻ” trong Truyện ngắn: lí luận, tác gia và tác phẩm, tập 1, NXB Giáo dục, 2004)

Trả lời bài 2 trang 115 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Để soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 115 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

- Kết bài 1: Tuyên bố độc lập và khẳng định quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam đem tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập.

- Kết bài 2: Ấn tượng đẹp đẽ không bao giờ phai nhòa về hình ảnh một phố huyện nghèo trong câu chuyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

=> Cả hai kết bài đều tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm của người đọc.

Cách trả lời 2

- KB 1: nêu khái quát, khẳng định ý nghĩa vấn đề trình bày: nước Việt có quyền hưởng tự do, độc lập, liên hệ, mở rộng khía cạnh quan trọng của vấn đề

- KB 2: Nêu nhận định tổng quát bằng đoạn văn trước kết, phần kết chỉ nhấn mạnh khẳng định bằng một câu ngắn gọn, sau đó mở rộng và nêu được nhận định khái quát

→ Hai kết bài, đều dùng phương tiện thể hiện liên kết chặt chẽ giữa kết bài và các phần trước đó của văn bản, có dấu hiệu đánh dấu việc kết thúc trình bày vấn đề.

Cách trả lời 3

– Kết bài (1), người viết đã nêu nhận định tổng quát và khẳng định ý nghĩa vấn đề đã trình bày: Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập … đồng thời liên hệ và mở rộng để làm rõ hơn khía cạnh quan trọng nhất của vấn đề: Toàn thể dân tộc …. độc lập ấy.

– Kết bài (2), người viết đã nêu nhận định tổng quát bằng đoạn văn trước phần kết. Vì thế trong phần kết chỉ cần nhấn mạnh, khẳng định lại bằng một câu văn ngắn gọn: Hai đứa trẻ đã thực hiện được điều này, đồng thời liên hệ, mở rộng và nêu nhận định khái quát: Hơn thế nữa …diệu kì.

– Trong cả hai kết bài, người viết đều dùng các phương tiện liên kết để biểu thị quan hệ chặt chẽ giữa kết bài và các phần trước đó của văn bản, dùng những dấu hiệu đánh dấu việc kết thúc quá trình bày vấn đề: Vì những lẽ trên …. Hơn thế nữa …, Bây giờ và mãi mãi sau này …

-/-

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 2 trang 115 SGK Ngữ văn 12 tập 2 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận tốt hơn trong chương trình soạn văn 12.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM