Bài 2 trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 05/08/2020

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 114 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chữ người tử tù

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 114 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Chữ người tử tù chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao. Qua nhân vật Huấn Cao, anh (chị) có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp.

Trả lời bài 2 trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Chữ người tử tù tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 114 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao:

– Huấn Cao là một nho sĩ tài hoa: Có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp, chữ ông viết vuông lắm, có được Huấn Cao mà treo là có một vật báu trên đời…

– Huấn Cao là một người có khí phách hiên ngang, bất khuất:

+ Dám chống lại triều đình mà ông căm ghét.

+ Hành động dỗ gông, không thèm chấp lời để ý lời dọa dẫm của tên lính giải, coi thường cái chết.

+ Thái độ với viên quản ngục: Thản nhiên nhận rượu thịt, đuổi thẳng tên quản ngục “ta chỉ muốn một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.

+ Dưới mắt ông, những kẻ đại diện cho tầng lớp thống trị chỉ là một lũ tiểu nhân thị oai nên ông tỏ ra khinh bạc đến điều.

– Huấn Cao là một người có thiên lương trong sáng;

+ Coi khinh tiền bạc, quyền thế “Ta nhất sinh không vì tiền bạc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối”.

+ Hiểu được tấm lòng biệt nhỡn liên tài và sở nguyện cao quý của viên quản ngục, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ viên quản ngục.

→ Huấn Cao được xây dựng là một hình mẫu hoàn hảo và trọn vẹn bởi cảm hững lãng mạn và bút pháp lý tưởng hóa của Nguyễn Tuân: một con người vừa có tâm, vừa có tài, hiên ngang, bất khuất trước cái xấu, cái ác, nhưng mềm lòng trước cái quý, cái đẹp.

Cách trình bày 2

Huấn Cao có vẻ đẹp thể hiện qua phẩm chất:

+ Con người tài hoa, ưu việt, đầy quyền năng (tài viết chữ “đẹp và vuông lắm”, tiếng tăm nổi khắp tỉnh Sơn, khiến quan ngục muốn xin chữ)

+ Khí phách hiên ngang, gan dạ của Huấn Cao (Vẫn giữ được sự hiên ngang, khảng khái ngay cả trong tù)

+ Người có “thiên lương” trong sáng và cao đẹp (thái độ trọng cái đẹp, chia sẻ lời gan ruột với quản ngục)

– Tác giả xây dựng hình tượng Huấn Cao với dụng ý nghệ thuật:

+ Bày tỏ quan niệm nghệ thuật về cái đẹp của tác giả

+ Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời: quan niệm tiến bộ của tác giả

Cách trình bày 3

- Huấn Cao là một người tài hoa khác thường. Ông có tài viết chữ rất đẹp, "chữ đẹp và vuông lắm", khiến nhiều người mơ ước có được chữ viết của ông treo trong nhà của mình, trong đó có viên quản ngục.

- Huấn Cao là một con người hiên ngang, khí phách, là một anh hùng đầu đội trời chân đạp đất. Một tử tù đợi ngày ra pháp trường vẫn giữ trạng thái ung dung, tự tại và không nề nao núng. Đến cảnh chết chém ông còn chẳng sợ. Sự ngang tàng của ông còn được thể hiện qua thái độ không quỵ lụy trước cường quyền và hơn nữa lại còn rất miệt thị viên quản ngục.

- Ông còn là một người có "thiên lương" trong sáng và cao đẹp. Thể hiện ở thái độ tôn trọng trước một nhân cách đẹp (viên quản ngục), trước một người nghệ sĩ có cái sở nguyện trong sáng. Ông sẵn sàn cho chữ, sẵn sàng chia sẻ những lời gan ruột chân thành với viên quản ngục trước khi vào kinh thành thụ án: "Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn đi… ở đây thiên lương khó giữ cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi". Đó là sự ứng xử đáng trọng của một nhân cách cao cả.

=>  Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn bày tỏ những quan niệm của mình về cái đẹp. Với Nguyễn Tuân, cái tài phải đi đôi với cái tâm. Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đó là một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của tác giả.

Cách trình bày 4

a. Những vẻ đẹp độc đáo của nhân vật Huấn Cao:

- Huấn Cao là một người tài hoa khác thường. Ông có tài viết chữ rất đẹp, "chữ đẹp và vuông lắm", khiến nhiều người mơ ước có được.

- Huấn Cao là một con người hiên ngang, khí phách, là một anh hùng đầu đội trời chân đạp đất.

- Ông còn là một người có "thiên lương" trong sáng và cao đẹp. Ông cho quản ngục chữ và khuyên: "Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn đi… ở đây thiên lương khó giữ cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi".

b. Với Nguyễn Tuân cái đẹp phải gắn liền với cái tài, và cái tài phải đi đôi với cái thiện (tâm).

Cách trình bày 5

1. Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa. Ông có tài viết chữ rất đẹp, "chữ đẹp và vuông lắm", khiến nhiều người mơ ước có được chữ viết của ông treo trong nhà của mình, trong đó có viên quản ngục. Hơn nữa, ông còn có cái tâm trong sáng và có khí phách hiên ngang, bất khuyất.

Hình tượng Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân được thể hiện ở ba phẩm chất:

Tài hoa, nghệ sĩ: Có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp, “chữ đẹp và vuông lắm”... Có được chữ Huấn Cao mà treo là có một vật báu trên đời. Thế ra y văn võ đều có tài cả.

Nhân cách trong sáng, trọng nghĩa khinh lợi, có tài có tâm, coi khinh tiền bạc và quyền thế. Huấn Cao không chỉ là một nghệ sỹ tài hoa, mà còn là hiện thân của cái tâm kẻ sỹ. Có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, một thiên lương cao cả. Ông sẵn sàn cho chữ, sẵn sàng chia sẻ những lời gan ruột chân thành với viên quản ngục trước khi vào kinh thành thụ án: "Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn đi… ở đây thiên lương khó giữ cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi". Đó là sự ứng xử đáng trọng của một nhân cách cao cả.

Khí phách hiên ngang: không sợ cái chết, là một anh hùng đầu đội trời chân đạp đất. Mặc dù đang chờ ngày ra chặt đầu, vẫn nguyên vẹn tư thế ung dung, đàng hoàng, không biết cúi đầu trước quyền lực và đồng tiền. Ta nhất sinh không vì tiền bạc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối ...đời ta mới viết... cho ba người bạn thân.

Như vậy, nhân vật Huấn Cao ở đây được giới thiệu một cách gián tiếp, mới” văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình” mà viên quản ngục đã ngưỡng mộ, tâm phục Huấn Cao – đây là cách miêu tả lấy xa nói gần, lấy bóng lộ hình vì thế hình tượng Huấn Cao trọn vẹn và hoàn hảo bởi một cảm hứng lãng mạn, một bút pháp lý tưởng hoá của Nguyễn Tuân. Một cốt cách: Nhất sinh đệ thủ bái hoa mai.

2. Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân qua hình tượng Huấn Cao

Qua hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước. Trong truyện, Huấn Cao được xây dựng không chỉ là người có tài mà còn có tâm, có "thiên lương" (bản tính tốt lành). Huấn Cao không chỉ có thái độ hiên ngang, bất khuất, coi thường cái chết và tiền bạc mà còn có tấm lòng yêu quý cái thiện, mềm lòng trước tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục (sẵn lòne cho chữ khi hiểu rõ thiện căn và sở thích cao quý của ông ta) và thậm chí còn biết sợ cái việc "chút nữa phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Với Nguyễn Tuân, cái tài phải đi đôi với cái tâm. Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đó là một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của tác giả.

Xem thêm: Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù

-/-

Bài 2 trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Chữ người tử tù trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM