Bài 2 trang 110 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Xuất bản: 28/04/2020 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 110 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 110 sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2 phần trả lời câu hỏi, soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp

Đề bài: Trả lời câu hỏi:

a) Khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?

b) Mỗi văn bản nhằm mục đích gì?

c) Ba văn bản ấy có gì giống nhau và khác nhau? Hình thức trình bày của ba văn bản này có gì khác với các văn bản truyện và thơ mà em đã học?

d) Em còn thấy loại văn bản nào tương tự như ba văn bản trên không?

Trả lời bài 2 trang 110 SGK văn 7 tập 2

Câu a: Người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cao khi:

  • Được viết khi người ta cần truyền đạt một vấn đề quan trọng nào đó từ một cấp cao hơn xuống cấp thấp hơn hoặc cho nhiều người;
  • Nhằm phổ biến nội dung.
  • Được viết khi cần đề đạt một vấn đề gì đó của cá nhân hay tập thể đối với cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
  • Nhằm đề xuất một ý kiến, nguyện vọng nào đó.
  • Được viết khi cần trình bày một vấn đề gì đó từ cấp dưới lên cấp trên;
  • Nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã đạt được, những gì còn chưa làm được) trong công việc để cấp trên biết.

Câu b:

- Văn bản thông báo:

  • Được viết khi người ta cần truyền đạt một vấn đề quan trọng nào đó từ một cấp cao hơn xuống cấp thấp hơn hoặc cho nhiều người;
  • Nhằm phổ biến nội dung.

- Văn bản đề nghị:

  • Được viết khi cần đề đạt một vấn đề gì đó của cá nhân hay tập thể đối với cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
  • Nhằm đề xuất một ý kiến, nguyện vọng nào đó.

- Văn bản báo cáo:

  • Được viết khi cần trình bày một vấn đề gì đó từ cấp dưới lên cấp trên;
  • Nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã đạt được, những gì còn chưa làm được) trong công việc để cấp trên biết.

Câu c:

  • Về điểm giống nhau: Các văn bản trên đều được trình bày theo mẫu quy định và có một số mục tương tự nhau.
  • Điểm khác nhau: mục đích và nội dung cụ thể được trình bày khác nhau

- So sánh sự khác nhau giữa văn bản hành chính và văn bản nghệ thuật

  • Văn bản hành chính thì không được sử dụng hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ theo phong cách hành chính, công vụ.
  • Truyện và thơ là loại văn bản nghệ thuật, dùng để sáng tạo hình tượng, vì vậy có sử dụng hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ theo phong cách nghệ thuật.

Câu d: Một số loại văn bản tương tự như các văn bản trên: Giấy khai sinh, giấy chứng nhận, bằng tốt nghiệp, sơ yếu lí lịch,..

-----------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 2 trang 110 SGK ngữ văn 7 tập 2 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính  trong chương trình soạn văn 7 được tốt nhất trước khi tới lớp

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM