Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 106 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Trao duyên - Truyện Kiều chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Hãy tìm những từ ngữ cho thấy Kiều nghĩ đến cái chết. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó có ý nghĩa gì?
TRẢ LỜI BÀI 2 TRANG 106 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2
Cách trả lời 1 - Ngắn gọn
– Các câu, từ ngữ cho thấy Kiều đã nghĩ đến cái chết: “Trông ra ngọn cỏ lá cây/ Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”, “hồn”, “dạ đài”, “người thác oan”…Kiều tưởng tượng ra cảnh mình chết oan, chết hận, hồn tả tơi bay vật vờ trong gió, không sao siêu thoát được bởi trong lòng đang nặng lời thề ước với Kim Trọng.
⇒ Ám ảnh về cái chết đau thương.
⇒ Sự day dứt, thương xót của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người.
Cách trả lời 2 - Đầy đủ
– Những từ ngữ cho thấy Kiều nghĩ đến cái chết: thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối, người mệnh bạc, thấy hiu hiu gió thì hay chị về, nát thân bồ liễu, người thác oan, trâm gãy bình tan, nước chảy hoa trôi,…
– Việc tập trung dày đặc những từ ngữ mang hàm ý cái chết trong những lời bộc bạch của Kiều càng chứng tỏ sự rối bời và trống trải trong lòng Kiều.
+ Đối với Kiều, mối tình với chàng Kim như là lẽ sống. Khi buộc lòng phải trao duyên cho Vân, nàng không những từ bỏ mối tình với chàng Kim mà còn tự từ bỏ chính mình. Nàng buông xuôi và nghĩ đến cái chết.
⇒ Thể hiện sự băn khoăn, nỗi day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người, cũng là sự xót thương cho thân phận người con gái tài hoa mà bạc mệnh.
Xem thêm: Phân tích tâm trạng của Kiều trong đoạn trích Trao duyên (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
-/-
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 106 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Trao duyên (Truyện Kiều - Nguyễn Du) tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.
Chúc các em học tốt !