Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 103 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Qua đèo ngang chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
Trả lời bài 2 trang 103 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Cách trình bày 1
Cảnh tượng đèo Ngang được miêu tả vào lúc xế tà (đã về chiều). Thời điểm này là thời điểm ngày sắp tàn. Đó chính là thời điểm dễ gợi nỗi buồn cho lòng người. Ngay ở dân ca Việt Nam từ ngàn xưa cũng từng cho thấy:
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.
- Lặng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau.
=> Thời điểm xế tà là lợi thế để tác giả bộc lộ tâm trạng cô đơn của mình lúc qua đèo.
Cách trình bày 2
- Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm xế tà, lúc chiều tàn của một ngày.
- Thời điểm chiều tà thường gợi lên sự buồn vắng, cô đơn, đặc biệt là đối với những người bộ hành xa quê, thân gái dặm trường như bà lại càng buồn hơn, cô đơn hơn.
- Bài thơ cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng của sự sống con người nhưng còn hoang sơ. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà và nỗi buồn, cô đơn thầm lặng của tác giả.
- Bài thơ này được viết theo thể thất ngôn bát cú. Đây là một trong hai dạng cơ bản, phổ biến nhất của thơ Đường luật, gồm thất ngôn bát cú (7 chữ, 8 câu) và thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ, 4 câu). Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có những quy định rất chặt chẽ về bố cục (tổ chức cơ bản về nội dung và hình thức), luật (quy định về vần, thanh trong cả bài, đối giữa các cặp câu 3 – 4, 5 – 6), niêm (sự liên kết giữa các câu 1 – 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7).
---------------
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 103 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Qua đèo ngang trong chương trình soạn văn 7 tốt hơn trước khi đến lớp.