Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 101 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Hai đứa trẻ chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Thạch Lam đã miêu tả cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện ra sao?
Trả lời bài 2 trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Hai đứa trẻ tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 101 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
Cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện được cảm nhân qua con mắt của Liên. Cuộc sống nơi đây đều gợi sự tàn tạ, hiu hắt:
+ Cảnh ngày tàn: tiếng trống, tiếng côn trùng, tiếng muỗi vo ve… bóng tối bắt đầu tràn ngập trong con mắt Liên.
+ Cảnh chợ tàn: Mấy đứa trẻ nhặt nhạnh, mùi ẩm mốc quen thuộc…
+ Bóng tối bao trùm phố huyện: phố tối, đường ra sống tối…Một vài ngọn đèn leo lét…
+ Cảnh kiếp người tàn tạ: Vợ chồng bác xẩm, gia đình chị Tý, bà cụ Thi hơi điên, mấy đứa trẻ con nhà nghèo, bác Siêu và chính cả hai chị em Liên… Cuộc sống của họ hòa lẫn cùng bóng tối như những cái bóng vật vờ, lay lắt.
=> Phố huyện nghèo và đầy bóng tối. Cuộc sống của con người nơi đây đơn điệu, lặp đi lặp lại buồn tẻ: “Chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”.
Cách trình bày 2
Những kiếp người tàn nơi phố huyện được miêu tả chân thực:
– Chị Tí ban ngày mò cua bắt ốc, tối dọn hàng nước, thắp ngọn đèn dầu leo lét (cũng chả kiếm được bao nhiêu)
– Gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau để trước mặt, góp tiếng bằng tiếng đàn bầu bật trong yên lặng
– Bà cụ Thi điên nghiện rượu, có tiếng cười khanh khách, ghê sợ, xiêu vẹo như bóng ma
– Chị em Liên được miêu tả kĩ hơn:
+ Thầy Liên mất việc, gia đình phải chuyển về quê, mẹ Liên dọn cửa hàng tạp hóa để hai chị em bán thêm
+ Liên thương những đứa trẻ nghèo và suy nghĩ về gánh phở của bác Siêu như món quà xa xỉ
+ Cuộc sống khó khăn, eo hẹp của gia đình Liên
⇒ Tất cả chung sự buồn chán, mệt mỏi, cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán lặp đi lặp lại một cách đơn điệu và quẩn quanh đáng xót thương
Mặc dù thế họ vẫn hi vọng dù rất mơ hồ rằng cuộc sống của họ có sự thay đổi, niềm xót thương của tác giả dâng lên thể hiện kín đáo.
Cách trình bày 3
- Cuộc sống của phố huyện vào buổi chiều thật tẻ nhạt, khi chợ vãn lúc này chỉ còn rác và hình ảnh hai chị em Liên và An, những hình ảnh đèn thắp sáng nhỏ trong quán của Liên thấp thoáng hiện lên.
- Lúc này con người xuất hiện chỉ là điểm tô thêm cho cuộc sống ở nơi đây, những người còn lại duy nhất lúc này là những người đang bươn trải kiếm sống những người bán hàng về muộn, họ đang thu xếp hàng hóa và tranh thủ nói với nhau dăm ba câu chuyện để tiếp tục những câu chuyện dang dở.
+ Chị Tí mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước dưới gốc bàng; dọn hàng từ chập tối cho đến đêm “chả kiếm được bao nhiêu?”. Thằng cu bé con chị Tí - xách điếu đóm và khiêng 2 cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra trông thật tội nghiệp.
+ Bà cụ Thi hơi điên, cười khanh khách, ngửa cổ ra đằng sau, uống một hơi cạn sạch cút rượu, lảo đảo lần vào bóng tối.
+ Vợ chồng bác xẩm “tiếng đàn bầu bần bật”, thằng con bò ra đất…
+ Bác phở Siêu gánh hành đi trong đêm, tiếng đòn gánh kĩu kịt, bóng bác mênh mang,… Phở của bác là món quà xa xỉ mà chị em Liên không bao giờ mua được.
=> Con người phố huyện âm thầm, lạnh lẽo. “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ". Cách viết nhẹ nhàng, đầy xót thương, thấm một nỗi buồn thấm thía. Đó là tình cảm nhân đạo của Thạch Lam.
Cách trình bày 4
Cuộc sống của phố huyện vào buổi chiều thật tẻ nhạt, rất ngột ngạt, đơn điệu, tù túng, nhàm chán, vô vị và luôn bị cái nghèo đói đe dọa bất cứ lúc nào:
chị Tí ban ngày mò cua, bắt tép, tối đến dọn hàng nước chè tươi, thắp một ngọn đèn dầu leo lét. Hàng vắng khách, tuy chiều nào chị cũng dọn từ chập tối cho đến đêm, nhưng “chả kiếm được bao nhiêu”.
bác phở Siêu, tối nào cũng gánh phở ra bán nhưng ở cái phố huyện nghèo này, đây là một “thứ hàng xa xỉ” mấy người ăn.
bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau để trước mặt, “góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu, bần bật trong yên lặng”, “thằng con bò ra đất, ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường”.
bà cụ Thi điên lại nghiện rượu với tiếng cười khanh khách, ghê sợ, sau khi uống một hơi cạn cút rượu ti, “cụ lảo đảo đi lần vào bóng tối”.
==> Mỗi người, một cảnh đời, một nỗi bất hạnh, nhưng đều là những con người nhỏ bé, tội nghiệp, đáng thương. Cuộc sống của họ nghèo khổ họ vẫn bươn trải và kiếm từng đồng để có tiền bươn trải lo cho cuộc sống của mình.
Cuộc sống nghèo đói ở nơi đây đã thấy những không gian tẻ nhạt, hai chị em Liên và An vẫn đang leo lắt trong cái quán nhỏ của mình, mọi người thì đã ra về hết rồi. Cuộc sống ở phố huyện thật buồn khi không gian yên tĩnh trầm lặng nó đưa con người tới một cảm giác cô đơn và tuyệt vọng, mọi người mong có cái gì đó mới lạ sẽ diễn ra.
Cách trình bày 5
- Cuộc sống của phố huyện vào buổi chiều thật tẻ nhạt, lặp đi lặp lại. Đó là cuộc sống nghèo đói, buồn tẻ, quẩn quanh, bế tắc…
- Con người: những đứa trẻ nhặt rác, mẹ con chị Tí, bác Siêu, gia đình bác xẩm, bà cụ Thi điên, chị em Liên. => Nhếc nhác, lam lũ, mỏi mòn, héo hắt. Mong đợi gì tươi sáng hơn cho cuộc sống hiện tại.
=> Tác giả đã vẽ ra một bức tranh có cuộc sống và hình ảnh con người hiện lên thật sinh động đây là những con người đang phải bươn trải và lo cho cuộc sống của mình.
Tham khảo:
- Phân tích bức tranh cuộc sống trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
- Cảm nhận về những kiếp người trong Hai đứa trẻ - Thạch Lam
-/-
Bài 2 trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Hai đứa trẻ trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.