Bài 2 luyện tập trang 61 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Xuất bản: 16/01/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 61 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Hịch tướng sĩ ngữ văn 8.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 61 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Hịch tướng sĩ chi tiết nhất.

Đề bàiChứng minh bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao.

Trả lời bài 2 luyện tập trang 61 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1:

Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc:

- Lập luận chặt chẽ sắc bén (kết cấu gồm 3 phần, lý lẽ sắc bén có xưa – nay, gồm hơn – thiệt, trách nhiệm – quyền lợi,…, dẫn chứng sử sách chính xác, dễ hiểu).

- Giàu hình tượng, cảm xúc :

+ Khi tố cáo tội ác của kẻ thù, Trần Quốc Tuấn viết là lũ "cú diều", là loài "dê chó", cao hơn nữa chúng chỉ là những con "hổ đói" đang tìm cách săn mồi. Qua những hình ảnh ẩn dụ bọn sứ giặc không còn đại diện cho một quốc gia, không còn là con người. Chúng chỉ còn là lũ ác thú gian manh, là bọn giặc thù.

+ Khi bày tỏ tấm lòng mình, Trần Quốc Tuấn đã khắc họa được sống động hình tượng một vị chủ tướng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Qua những hình ảnh thậm xưng, lối nói điệp ý và tăng tiến, người đọc hình dung vị chủ tướng đó đau xót đến quặn lòng trước cảnh tình đất nước, căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ quên ăn, vì nghĩa lớn mà coi thường thịt nát, xương tan.

- Cảm xúc trong bài hịch rất đa dạng: Khi thống thiết, khi sục sôi, khi nghiêm khắc, lúc lại ân tình…

Cách trả lời 2:

Hịch tướng sĩ có lập luận chặt chẽ, sắc bén, giàu hình tượng cảm xúc , do đó có sức thuyết phục cao.

- Để khích lệ tinh thần yêu nước, quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược được thể hiện thông qua các lập luận:

+ Khích lệ lòng căm thù ngoại xâm, nỗi nhục của kẻ mất nước.

+ Khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, ý thức ân nghĩa thủy chung.

+ Khích lệ ý chí lập công danh, vì đất nước cũng là vì chính mình.

+ Khích lệ ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng trước điều hơn lẽ thiệt.

=> Những lời tâm huyết, gan ruột của vị tướng có sức lay động mạnh mẽ, truyền cho tướng sĩ, đồng thời khẳng định tình yêu nước tha thiết.

Tham khảo thêmPhân tích Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Cách trả lời 3:

- Lập luận chặt chẽ: Khẳng định việc làm sai trái dẫn đến hậu quả tai hại thông qua những lời phê phán mạnh mẽ được đưa ra một cách dồn dập: "Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý ngàn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào".

- Lập luận giàu hình tượng, cảm xúc, có sức thuyết phục cao:

+ Những hình tượng ẩn dụ sinh động, gợi cảm: "uốn lưỡi cú diều, thân dê chó...";

+ Hình tượng so sánh, cụ thể: “người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ"; “có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai..."

+ Những hình ảnh dễ hiểu: cựa gà trống, áo giáp, mẹo cờ bạc...

=> Bài hịch tướng sĩ  được viết bằng cả tâm huyết của tác giả với cảm xúc tuôn trào, lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Chính vì thế bài Hịch trở thành một sức mạnh tinh thần góp phần khích lệ tinh thần chiến sĩ, đóng góp vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 61 SGK ngữ văn 8 tập 2 được chúng tôi tổng hợp và biên soạn dành cho các em tham khảo. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Hịch tướng sĩ nhé.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM