Bài 2 luyện tập trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xuất bản: 06/01/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 30 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tràng giang ngữ văn 11.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 30 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Tràng giang (Huy Cận) chi tiết nhất.

Đề bài: Vì sao câu thơ cuối "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"

lại làm cho người đọc liên tưởng đến hai câu thơ trong bài Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu?

Trả lời bài 2 luyện tập trang 30 SGK văn 11 tập 2

Cách trả lời 1:

Câu thơ cuối "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" lại làm cho người đọc liên tưởng đến hai câu thơ trong bài Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu vì:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị?

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Tản Đà dịch thơ:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn,

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

Như vậy, rõ ràng Huy Cận có mượn ý thơ của Thôi Hiệu. Với Thôi Hiệu, phải có khói sóng trên sông mới gợi lên nỗi nhớ nhà, còn Huy Cận thì “không khói hoàng hôn” mà nỗi nhớ nhà vẫn dâng lên thăm thẳm. Hóa ra nỗi nhớ ấy đã đầy ắp trong tim nhà thơ, cứ thế mà trào ra, không cần phải có ngoại cảnh. Học thơ Đường nhưng lại sáng tạo thêm ý mới khiến cho câu thơ vừa mang ý vị cổ điển lại mang màu sắc hiện đại. Thơ cũ tả cảnh ngụ tình, cảnh vật khơi gợi tâm trạng. Thơ mới, thơ của cái tôi nội cảm, không cần mượn tới ngoại cảnh mà vẫn tự biểu hiện với những cung bậc cảm xúc thiết tha.

Cách trả lời 2:

Câu thơ cuối trong bài giúp gợi nhớ đến hai câu thơ cuối trong bài Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị?

Yên ba giang thượng sử nhân sầu

(Quê hương khuất bóng hoàng hôn,

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?)

- Khói sóng: làn hơi nước bốc lên từ dưới sông tạo thành màn sương mỏng giống như khói.

- Khói hoàng hôn: khói của bếp lửa → gợi không khí đầm ấm, sum họp gia đình.

=> Thôi Hiệu nhớ quê hương vì khói, Huy Cận không có khói hoàng hôn vẫn nhớ nhà. Hai nỗi nhớ gặp nhau ở lòng yêu quê hương, đất nước.

Cách trả lời 3:

Câu thơ “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” của Huy Cận gợi nhớ tới câu thơ trong bài Hoàng Hạc Lâu bởi:

+ Cả hai tác giả đều viết về khói sóng buổi hoàng hôn, cùng với nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng lại có sự khác biệt tiêu biểu cho thơ cũ, thơ cổ điển, thơ mới, thơ hiện đại.

+ Thơ cũ, tả cảnh ngụ tình, gợi tâm trạng. Thơ mới, thơ của cái tôi với nỗi sầu nhân thế, cái sầu nội tâm không cần mượn tới ngoại cảnh vẫn có thể thể hiện được những cung bậc cảm xúc đa chiều.

Tham khảo thêmPhân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Các em vừa tham khảo 3 cách trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 30 SGK ngữ văn 11 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn. Hi vọng bài viết sẽ giúp em hiểu bài nhanh và soạn bài Tràng giang của Huy Cận tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM