Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 96 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối.
Trả lời bài 1 trang 96 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Để soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 96 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:
Trả lời chi tiết
Bút pháp tả cảnh ngụ tình:
- Là bút pháp thông qua việc miêu tả cảnh vật (thiên nhiên, cuộc sống xung quanh) để khắc họa tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật trữ tình.
- Cùng với bút pháp chấm phá, bút pháp ước lệ tượng trưng, bút pháp đòn bẩy, lấy tĩnh tả động, lấy động tả tĩnh...đây là một trong những bút pháp đặc trưng, mang đậm dấu ấn của văn học trung đại. Cũng có thể nói, bút pháp tả cảnh ngụ tình là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công cho tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du.
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình qua tám câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Hai cầu đầu:
- Tả cảnh: Những con thuyền với cánh buồm no căng gió tấp nập qua lại ở cửa biển, dưới chân lầu Ngưng Bích, nơi Kiều bị giam lỏng. Cửa biển thuyền qua, thuyền lại như mắc cửi, những cánh buồm được giương lên cao, gió thổi căng phồng đưa con thuyền lướt trên mặt biền, trong chốc lát đã đi ra xa, cánh buồm chỉ còn thấp thoáng, lúc ẩn, lúc hiện.
- Tả tình: Nỗi buồn thương, nỗi nhớ nhà và khao khát được trở về nhà của Kiều. Giờ nàng đã bán thân để cứu cha và em, cũng đã rơi vào tay của những kẻ buôn người, không biết đến bao giờ nàng mới có cơ hội để trở về nhà gặp lại cha mẹ, gặp lại các em, gặp lại cả Kim Trọng - mối tình đầu khắc cốt ghi tâm của mình. Càng nhìn cánh buồm thấp thoáng phía xa cuối tận chân trời, Kiều càng mong mỏi ngày trở về.
Hai câu tiếp:
- Tả cảnh: Hình ảnh của dòng nước đổ từ trên cao xuống dưới thấp hay đúng hơn là thác nước tuyệt đẹp như bay từ trên cao sà xuống mặt đất. Theo dòng nước ấy là những cánh hoa trôi từ phía thượng nguồn đổ về.
- Tả tình: Kiều xót thương cho số phận của mình. Nàng nghĩ mình cũng giống như những cánh hoa kia, đẹp đấy, ngát hương và tài năng đấy nhưng dòng nước dữ dội kia - chính là dòng đời, không biết sẽ mang theo nàng về nơi nào. Bởi lẽ, cuộc đời của nàng bây giờ không còn được quyết định bởi nàng nữa, nó phụ thuộc vào những kẻ buôn người, là Tú Bà, là Mã GIám Sinh.
Hai câu tiếp
- Tả cảnh: Cánh đồng cỏ ngút ngàn trải dài đến tận cuối con đường nhưng không còn là đồng cỏ tràn đầy sức sống như trong tiết thanh minh "cỏ non xanh tận chân trời" nữa, mà thay vào đó là một đồng cỏ đang ở độ úa tàn khi tiết trời đang chuyển dần từ thu sang đông.
- Tả tình: Nỗi buồn rầu, đau khổ của Kiều khi biết mình bị lừa bán vào tay những kẻ buôn người. Nỗi sầu ấy thấm vào cảnh vật khiến chúng cũng trở nên tàn tạ, héo úa.
Hai câu cuối:
- Tả cảnh: Những con gió lớn làm cuộn dòng nước tạo thành những con sóng liên tiếp nhau tấp vào bờ khiến Kiều cảm giác như những con sóng dữ dội ấy đang vỗ mạnh vào ghế, nơi nàng đang ngồi nhìn ngắm cảnh vật xung quanh.
- Tả tình: Sự lo lắng cho thân phận của mình trước những sóng gió của cuộc đời đang chuẩn bị ập đến với nàng mà không một lời dự báo trước. Nàng thấp thỏm không yên khi nghĩ đến tương lai, những ngày tháng sau này nàng không biết sẽ có điều gì đón đợi mình ở đó. Chỉ mong được bình yên.
Trả lời ngắn gọn
- Tả cảnh ngụ tình là một bút pháp đặc trưng của văn học trung đại nói chung, của ngòi bút Nguyễn Du nói riêng với cơ chế là tả cảnh thông qua đó để bộc lộ tâm trạng con người, tả cảnh để nói tình chứ không chỉ là bức tranh tả cảnh thuần túy.
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối. Toàn bộ tám câu thơ đều nhằm khắc họa tâm trạng lạc lõng, cô đơn, đầy âu lo của Thúy Kiều về số phận của chính mình.
Tham khảo thêm cách trình bày khác
a) Nghệ thuật biểu hiện tâm trạng nhân vật qua ngoại cảnh (tả cảnh ngụ tình)
- Trong đoạn đầu, tác giả lấy cảnh thiên nhiên làm nền cho hoạt động nội tâm của nhân vật.
- Trong đoạn cuối, dùng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ với thiên nhiên để biểu hiện phong phú sắc thái nội tâm của nhân vật.
b) Sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo
- Vận dụng nhuần nhị những thị liệu, điển cố: tin sương, người tựa cửa, quạt nồng ấp lạnh, sân Lai, gốc tử.
- Ngôn ngữ tinh tế (bẽ bàng), đầy màu sắc (cát vàng, bụi hồng), âm thanh đầm ấm).
- Điệp từ và từ láy có giá trị biểu cảm cao: bát ngát, thấp thoáng, man mác, rầu rầu. Cụm từ “buồn trông mở đầu câu thơ sáu chữ, tạo âm hưởng trầm buồn. “Buồn trông đã trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng là điệp khúc của tâm trạng.
Hay
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để (ngụ) gửi gắm tâm trạng. Cảnh không đơn thuần chỉ là cảnh mà còn là tâm trạng con người. Lấy cảnh làm phương tiện thể hiện tâm trạng.
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu cuối :
- Cánh buồm nhỏ xa xăm vô định như cuộc đời nàng giữa biển đời vô hướng.
- Cánh hoa bị vùi dập như số kiếp trôi nổi của nàng.
- Nội cỏ rầu rầu một màu đơn điệu như màu sắc cuộc đời nàng tẻ nhạt.
- Gió cuốn, sóng ầm ầm chính là dông bể cuộc đời, một nỗi bàng hoàng lo sợ.
---------------
Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 1 trang 96 SGK ngữ văn 9 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích tốt hơn trước khi đến lớp.
Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.