Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 91 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Nguyễn An Ninh chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Nguyễn An Ninh phê phán những hành vi nào của thói học đòi “Tây hóa”?
Trả lời bài 1 trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2
Để soạn bài Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 91 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:
Cách trả lời 1
Nguyễn An Ninh phê phán lối học đòi “Tây hóa”:
– Bập bẹ xem vài ba tiếng Tây trong lời nói: làm tổn thương tiếng mẹ đẻ và tự bộc lộ là người kém văn hóa.
– Lối sống lai căng từ kiến trúc đến lời tiếng nói, là biểu hiện từ bỏ văn hóa dấu hiệu mất gốc → mất nước.
– Ông phê phán quan niệm sai lầm cho rằng tiếng nước mình nghèo nàn nhưng vẫn khuyến khích giới trí thức học tiếng nước ngoài.
Cách trả lời 2
Trong bài văn, Nguyễn An Ninh đã cực lực phê phán những kiểu học đòi chạy theo "Tây hoá":
- Đó là việc: "Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình", bởi họ cho đó là "một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc".
- Nhiều người khác lại bắt chước những "kiểu kiến trúc và trang trí lai căng" của phương Tây. Theo tác giả: "Nhiều người An Nam bị Tây hoá hiện nay tưởng rằng khi cóp nhặt những cái tầm thường của phong hoá châu Âu họ sẽ làm cho đồng bào của mình tin là họ đã được đào tạo theo kiểu Tây phương". Tuy nhiên, thực tê thì họ "chẳng có được một thứ văn minh nào". Không những thế, "Việc từ bỏ văn hoá cha ông và tiếng mẹ đẻ phải làm cho mọi người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng".
-/-
Bài 1 trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.