Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 88 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Mây và Sóng ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Đề bài:
Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau.
a) Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau (về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ,...) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.
b) Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?
Trả lời bài 1 trang 88 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Tham khảo câu trả lời
Trả lời chi tiết
Đây là một bài thơ văn xuôi không ràng buộc bởi luật thơ và cũng khộng có vần. Tuy nhiên bài thơ vẫn có âm điệu nhịp nhàng : thấy được qua bố cục, qua câu tạo các dòng thơ.
Lời nói của em bé trong bài thơ Mây và sóng gồm hai phần có nhiều nét giống nhau, gắn với hai cảnh thơ ngoạn mục được sáng tạo bằng trí tưởng tượng. Cảnh đầu Mây, cảnh sau Sóng đã rủ em bé bò nhà đi rong chơi. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Ít nhiều em bé đã bị lôi cuốn trước lời rủ rê, mời gọi nhưng cuối cùng, tình yêu thương mẹ đã chiến thắng.
a. Lời của em bé ở hai phần có những nét giông nhau và sự khác biệt.
- Giống nhau:
- Thuật lại lời rủ rê.
- Lời từ chối, lí do từ chối.
- Những trò chơi do em bé sáng tạo đều có em và mẹ.
- Khác biệt:
- Số dòng thơ ở phần hai dài hơn phần 1
- Cách xây dựng hình ảnh của hai phần: Phần một những người bạn là mây với trò chơi cùng bình minh vàng và vâng trăng bạc; phần hai những người bạn là sóng với những chuyến ngao du
- Tác dụng
- Việc lặp lại với hình thức đối thoại qua lồng trong lời kể của em bé đã khắc họa một cách chính xác và tinh tế tâm hồn của một đứa trẻ. Chúng vẫn ham chơi, thích khám phá những vùng đất mới, vạn vật trên thế gian này trong đôi mắt ngây thơ của chúng đều có sức hút kỳ lạ. Bé con cũng thấy băn khoăn, có vẻ hơi lung lay trước lời mời gọi đầy hấp dẫn của mây, của sóng. Thế nhưng bỏ qua tất cả, đứa bé từ chối hết những lời mời hấp dẫn của những người bạn mây và sóng để được trở về nhà với mẹ. Cả hai mẹ con sẽ tự sáng tạo ra trò chơi ấy, cùng nhau.
- Sự khác biệt trong số lượng câu thơ và cách xây dựng hình ảnh của cả hai phần giống như việc tăng thêm thử thách với đứa trẻ. Thử thách càng lớn thì tình yêu với mẹ của chú bé càng tăng theo. Điều này có nghĩa phần thứ hai sử dụng lối nói trùng điệp, hô ứng rất giàu nhạc điệu đã tạo ra một điệp khúc bất tận khẳng định tình cảm của đứa bé với mẹ, cũng là lời khẳng định cho tình mẫu tử thiêng liêng.
b. Mây và sóng cũng có thể xem là lời thổ lộ tình cảm của em bé với mẹ. Lời thổ lộ đó tự nhiên, liền mạch. Điều đáng chú ý ở đây là sự thổ lộ tình cảm của em bé không phải là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống thông thường mà chính là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống có thử thách, không chỉ xảy ra một lần. Chính vì thế, đến phần thứ hai thì ý thơ mới được trọn vẹn. Có như vậy, tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện đầy đủ.
Tham khảo thêm: Phân tích tình mẫu tử trong bài Mây và sóng
Trả lời ngắn gọn
a. Giữa hai phần của bài thơ:
- Giống: kết cấu, số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh đều theo trình tự thuật lại lời rủ rê của mây và sóng, lời từ chối của em bé và trò chơi của em bé với mẹ
- Khác:
- Đối tượng: mây – sóng.
- Trò chơi: con là mây và mẹ là trăng – con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.
- Không gian: trên trời – dưới biển.
→ Tác dụng: Tạo sự trùng điệp, tiếp nối, không gian trở nên rộng lớn hơn, tình cảm của em bé dành cho mẹ từ đó mà bao la hơn bao giờ hết
b. Nếu như không có phần thứ hai thì bài thơ trở nên mất đi nhịp điệu, sự hô ứng cũng như thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Tham khảo cách trình bày khác
Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau.
a) Bài thơ có cấu trúc hai phần khá giống nhau:
- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê.
- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lí do từ chối.
- Cuối cùng là những trò chơi của em bé.
- Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.
- Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc là nhằm thể hiện trọn vẹn và đầy đủ chủ đề của tác phẩm.
b) Hai phần giống nhau về số dòng thơ, có sự lặp lại một số từ ngữ, cấu trúc, cách xây dựng hình ảnh nhưng không hoàn toàn trùng lặp.
- Lời tâm tình của bé đặt trong hai tình huống thử thách khác nhau, diễn tả tình cảm dạt dào, dâng trào của em bé.
- Qua lời từ chối, bé đã thể hiện tình thương yêu mẹ qua những trò chơi bé tự nghĩ ra, tình thương yêu ấy mới càng trở nên nổi bật. Sự thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của em bé càng được chứng minh, được củng cố. Trò chơi em bé nghĩ ra càng thú vị hơn, càng thể hiện tình mẹ con thắm thiết thiêng liêng.
--------------
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 88 SGK Ngữ văn 9 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Mây và Sóng (Ta-go) trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.