Bài 1 trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xuất bản: 06/05/2020 - Cập nhật: 25/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 81 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Luyện tập Thao tác lập luận bình luận

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 81 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Luyện tập Thao tác lập luận bình  chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Anh (chị) được giao viết một bài văn bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức với đề tài  : “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch”.

a) Hãy xác định rõ:

– Vì sao bài văn anh (chị) viết để tham gia diễn đàn nên là một bài bình luận?

– Anh (chị) định chọn vấn đề cụ thể nào cho bài viết của mình: bàn về toàn bộ hay chỉ đi vào một khía cạnh của đề tài (ví dụ: chống nói tục ; “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” ; biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi” ; dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành ; v.v…)

– Bài văn ấy nên viết theo dàn ý như thế nào?

b) Hãy diễn đạt một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa lập theo trình tự sau đây :

– Xây dựng tiến trình lập luận.

Anh (chị) có định bình luận theo đúng các bước đã được nêu trong bài Thao tác lập luận bình luận không? Nếu có, anh (chị) phải:

+ Giới thiệu khía cạnh cần bình luận của hiện tượng (vấn đề) thế nào cho vừa trung thực, rõ ràng, vừa sinh động, hấp dẫn.

+ Điểm lại những ý kiến đã nói (viết) về khía cạnh ấy bằng cách nào? (Chọn những ý kiến nào để nội dung vẫn đầy đủ, lại không lan man? Nếu hết các ý kiến rồi mới nhận xét hay nêu ý kiến nào thì kết hợp nhận xét, đánh giá luôn ý kiến đó?)

+ Nêu và bảo vệ quan điểm của mình như thế nào để đạt được các yêu cầu : chặt chẽ, sắc sảo, có sức thuyết phục mạnh mẽ người đọc (người nghe)?

+ Chọng phương hướng nào để bàn rộng và sâu thêm về nội dung bình luận? (Nêu cách giải quyết, mở rộng lĩnh vực bình luật, liên hệ với thực tế,…)

– Tìm cách diễn đạt : Anh (chị) sẽ hành văn như thế nào để thể hiện đwọc nhiệt tình thuyết phục?

– Kiểm tra cẩn thận văn bản viết để sửa chữa, bổ sung những chỗ cần thiết.

c) Để công việc luyện tập đạt kết quả tốt, anh (chị) nên tham khảo những đoạn trích có chủ đề tương tự, chẳng hạn:

[…]Một bà lão chống gậy qua đường giữa dòng xe cộ tấp nập. Một em học trò phía bên kia đường nhìn thấy, nhận ra sự nguy hiểm đối với bà lão liền vội chạy tới : “Bà ơi, bà đưa tay cháu dắt bà qua”. Bà lão móm mém nở một nụ cười thân thiện : “Cảm ơn cháu! Cháu thật ngoan!”. […]
Một người ăn xin khốn khổ, đói rách, vận bộ áo quần đen nhuốc, chân tay run lên vì cơn đói hành hạ. Người hành khất bước chân vào một quán cà phê, ngả nón xin tiền, mong được bố thí vài trăm bạc lẻ để mua chiếc bánh mì. Khác uống café vẫn thản nhiên rít thuốc, ánh mắt lạnh lùng vô cảm. Ông lão hành khất đến bên người bán vé số đang giao vé cho khách, và lại chìa chiếc nón ra. Người bán vé số vùi tay vào túi quần, lôi ra mấy tờ bạc nhàu nát bị vo tròn, lấy ra một tờ, vuốt phẳng và bỏ và nón của ông lão. Ông già cảm động run run, ông không nói cảm ơn mà cúi mái đầu xuống, ánh mắt lộ ra một sự biết ơn vô cùng. Thì ra, ông già ấy bị câm.

Trong cuộc sống có biết bao nhiêu sự cảm ơn có lời và không lời như thế. Với những người có văn hóa, “cảm ơn” là lời nói được sử dụng hằng ngày, những lời luôn được cất lên bằng tất cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thực nhất. Nhưng tiếc rằng, vẫn còn không ít thanh niên chưa nghĩ như vậy. Họ coi cảm ơn chỉ là những lời khách sáo, vì thế, chẳng cần phải nói ra. Hình như những bạn ấy chỉ vẫn nghĩ một cách đơn giản rằng lời nói cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ sự biết ơn là “vẽ chuyện”, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi.

Thế nhưng, cuộc sống hiện đại và yêu cầu về quy tắc giao tiếp giữa người với người đòi hỏi chúng ta phải tập làm quen với lời “làm ơn” và sau đó là “cảm ơn”. Thật hạnh phúc khi ta làm được một việc có ý nghĩa, một điều tốt đem lại niềm vui hạnh phúc cho người khác, kéo mọi người lại gần nhau hơn. Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã không dửng dưng, bạc bẽo vì đã biết tri ân người giúp đỡ mình bằng những lời nói xuất phát tự đáy lòng, chân thành, lịch thiệp : “Cảm ơn”.

(Theo bài viết tham gia diễn đàn Đem mọi người đến gần nhau hơnThanhnienonline, ngày 11-11-2006)

Trả lời bài 1 trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Cách trả lời 1

a. Xác định cách viết:

– Đề tài được bình luận đang là vấn đề đang được quan tâm hiện nay trong nhà trường.

– Nên chọn 1 khía cạnh của đề tài: Biết nói lời “Cảm ơn”.

b. Lựa chọn nội dung bình luận:

+ Chống nói tục.

+ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

+ Biết nói ″cảm ơn″ và ″xin lỗi″.

+ Dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành.

c. Dàn ý:

– Trong giao tiếp giữa con người với nhau, 1 qui tắc đòi hỏi chúng ta phải thực hiện là nói lời ″làm ơn″ và sau đó ″cảm ơn″.

– Đối với ″Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch″ nói lời ″Cảm ơn″ còn chúng tỏ sự hiểu biết và có nếp sống văn hoá trong giao tiếp hằng ngày.

– Cần tập làm quen với lời ″Cảm ơn″ và biết ″Cảm ơn″ vì cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta phải có thái độ văn minh, lịch sự trong ứng xử.

c. Xây dựng tiến trình lập luận:

– Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

– Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

– Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

Cách trả lời 2

a) Xác định:

– Vì khi tham gia diễn đàn cần phát biểu ý kiến của riêng mình vào trong diễn đàn – viết bài bình luận.

b) Lựa chọn nội dung bình luận:

+ Chống nói tục.

+ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

+ Biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi”.

+ Dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành.

c) Dàn ý

– Xác định luận điểm chính

+ Giới thiệu vấn đề bình luận như thế nào. Đưa ra thái độ, đánh giá. Trình bày trung thực, rõ ràng

+ Đánh giá vẫn đề cần bình luận: Chỉ ra những tốt, xấu, phải, trái, đúng sai hay dở của vấn đề.

+ Bàn về vấn đề cần bình luận: Thái độ, cách giải quyết. Ý nghĩa sâu rộng mà vấn đề gợi ra. Quan điểm, đánh giá, nhận xét của bản thân. Liên hệ với xã hội, thời đại,..

– Luận điểm chính:

+ Biểu hiện trong lời ăn, tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch.

+ Những thói hư, tật xấu trong lời ăn, tiếng nói của học sinh hiện nay.

+ Bàn về hướng rèn luyện thói nói từ “cảm ơn” và “xin lỗi” trong giao tiếp.

Cách trả lời 3

a. Cần xác định:

- Bài viết để tham gia diễn đàn nên là bài bình luận vì hơn hết, người viết phải đề xuất được quan niệm, chính kiến của mình về vấn đề chứa đựng trong đề tài và phải thuyết phục mọi người tán đồng với nhận xét, quan điểm đề xuất của mình.

b. Bài viết không nên bàn luận toàn bộ đề tài mà chỉ nên chọn một trong những vấn đề cụ thể sau:

- Chống nói tục.

- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.


- Biết nói "cảm ơn" và "xin lỗi".

- Dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành.

c. Dàn ý:

- Dẫn ra một cách chính xác, chân thực những hiện tượng có liên quan đến vấn đề mà ta sẽ trình bày. (những hiện tượng tốt, hoặc có thể đưa ra cả những hiện tượng xấu, những thái độ xấu để phủ định, ...)

- Đánh giá vấn đề (có thể nêu ra các quan điểm, ý kiến khác nhau về vấn đề; nêu ý kiến tán thành hay phủ nhận của bản thân; đưa ra ý kiến riêng...)

- Bàn bạc, mở rộng vấn đề:

+ Đề cập đến thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá.

+ Bày tỏ những cảm nhận, suy nghĩ mà mình vừa rút ra khi liên hệ với thời đại, với thực tế học đường, ...

-/-

Với 3 cách trả lời bài 1 trang 81 SGK ngữ văn 11 tập 2 mà Đọc Tài Liệu đã giới thiệu trên đây, các em sẽ có thêm những thông tin hữu ích để câu trả lời của mình đầy đủ nhất, giúp em chuẩn bị bài Soạn văn 11 tốt nhất trước khi tới lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM