Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 80 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Truyện Kiều ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Đề bài
Nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều
Trả lời bài 1 trang 80 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Trả lời chi tiết
Nguyễn Du (1766 - 1820) là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội: xã hội phong kiến Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “một phen đổi sơn hà”. Phong trào Tây Sơn thất bại, chế độ phong kiến triều Nguyễn được thiết lập. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy đã tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực ("Trải qua một cuộc bể dâu - Những điều trông thấy mà đau đớn lòng").
- Gia đình Nguyễn Du là một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học, cha đỗ tiến sĩ, từng làm tể tướng, anh là Nguyễn Nghiễm từng làm quan to và say mê nghệ thuật. Nhưng cuộc sống êm đềm trướng rủ màn che” với Nguyễn Du không kéo dài được bao lâu. Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi và mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động lớn tới cuộc đời Nguyễn Du.
- Nguyễn Du là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú. Trong những biến động dữ dội của lịch sử, nhà thơ đã nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, những con người, những số phận khác nhau. Khi ra làm quan với nhà Nguyễn, ông đã từng đi sứ Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn với nền văn hoá rực rỡ. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, từng trải trong cuộc sống... tất cả những điều đó đã có ảnh hưởng lớn đến sáng tác của nhà thơ.
- Nguyễn Du là con người có trái tim giàu yêu thương. Chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tà. Mộng Liên Đường chủ nhân trong lời tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du đối với con người, với cuộc đời: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi đau đớn đến đứt ruột. Tố Như dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hết, đậm tình đã thiết. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy”. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Ông là một thiên tài văn học ở cả sáng tác chủ Hán và chữ Nôm, ở giá trị kiệt tác của Truyện Kiều. Về chữ Hán, Nguyễn Du có ba tập thơ Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tại ngâm, Bắc hành tạp lục) với tổng số 243 bài. Về chữ Nôm, ngoài Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh), còn có Văn chiêu hồn,...
• Năm 1802, ông được với ra làm quan nhà Nguyễn, chức tri phủ Thường Tín, Cai bạ Quảng Bình. 1813 làm Cần Chánh điện đại học sĩ, đi sứ Trung Quốc, giữ chức Tham trị bộ Lễ.
Trả lời ngắn gọn
- Thời đại, gia đình:
- Nguyễn Du (1765- 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh
- Sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống về văn học
- Ông sống vào thời kì lịch sử nhiều biến động, chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng trầm trọng
- Các tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh- Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn
- Cuộc đời:
- Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn Hà Tĩnh
- Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc…
- Mất trước khi đi sứ Trung Quốc lần 2
→ Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú. Cuộc đời phiêu bạt nhiều trải nghiệm.
--------------
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 80 SGK Ngữ văn 9 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Truyện Kiều trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.