Bài 1 trang 8 SGK Ngữ văn 6 tập 1 (Luyện tập)

Xuất bản: 01/07/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 8 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Con Rồng, cháu Tiên

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 8 SGK Ngữ văn 6 tập một phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Con Rồng, cháu Tiên chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam, cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện “Con Rồng, cháu Tiên”? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì?

Trả lời bài 1 trang 8 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Câu trả lời 1

- Các truyện tương tự:

Có thể lấy truyện Quả bầu mẹ của người Khơ-mú để cho thấy nó cũng giải thích nguồn gốc dân tộc Việt Nam như Con Rồng, Cháu Tiên.

… “Người mẹ sinh được trái bầu, sau đó từ quả bầu chui ra những người con trai khôi ngô tuấn tú. Người anh đầu tiên chui ra vì dính phải muội than (do đốt bầu) nên rất đen, là người Khơ-mú, người em út da dẻ trắng trẻo là người Kinh, do thứ tự ra đời trước sau như vậy nên địa bàn sinh sống của Việt Nam từ núi rừng, xuống trung du và đồng bằng”

- Sự giống nhau (cùng mẹ cha, cùng trong một bào thai) đã khẳng định quan hệ huyết thống gắn bó trong một đại gia đình Việt Nam. Điều này giải thích sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam quyết định mọi thành công trong chống thiên tai địch họa và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Câu trả lời 2

– Một số truyện của dân tộc khác giải thích về nguồn gốc của dân tộc tương tự như truyện Con rồng cháu Tiên:

  • Truyền thuyết:Kinh và Ba-na là anh em
  • Sử thi Đẻ đất đẻ nước của Dân tộc Mường.
  • Quả trứng thiêng của Dân tộc Mường

– Ý nghĩa của sự giống nhau: Cho thấy sự tương đồng về cách giải thích cội nguồn và sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc trên đất nước ta.

Câu trả lời 3

- Các truyện tương tự truyện Con Rồng, cháu Tiên, các dân tộc khác ở Việt Nam cũng có những câu chuyện giải thích về nguồn gốc dân tộc tương tự, như:

  • Truyện Quả trứng thiêng của dân tộc Mường.
  • Truyện Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ Mú.

- Ý nghĩa của sự giống nhau:

  • Sự tương đồng về cách giải thích nguồn gốc của các dân tộc.
  • Khẳng định về tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em.
  • Sự gặp gỡ, giao thoa về nền văn hóa giữa các dân tộc.

Câu trả lời 4

Em biết những truyện nào của dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện “Con Rồng cháu Tiên”? Sự giống và khác nhau ấy khẳng định điều gì?

- Truyện “Qủa trứng thiêng” của người Mường – Truyện “Qủa bầu mẹ” của dân tộc Khơ mú.

- Truyện “Kinh và Bana là anh em”…

⟹ Tất cả chúng ta dù sống ở những miền khác nhau nhưng luôn là anh em. Vì vậy, phải biết yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau.

-------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 8 SGK ngữ văn 6 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Con Rồng, cháu Tiên trong chương trình soạn văn 6 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM