Bài 1 trang 76 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 30/07/2020

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 76 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 76 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Những biểu hiện của nội dung yêu nước trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX? So với các giai đoạn trước, nội dung yêu nước trong văn học giai đoạn này có biểu hiện gì mới?

Phân tích những biểu hiện của nội dung yêu nước qua các tác phẩm và đoạn trích:

– Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

– Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường Tộ)

– Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)

– Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

– Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)

Trả lời bài 1 trang 76 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 76 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Bên cạnh những nội dung yêu nước đã có trong văn học các giai đoạn trước, ở giai đoạn văn học này (từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX) xuất hiện những nội dung mới; ý thức về vai trò của người trí thức đối với đất nước (Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm), tư tưởng canh tân đất nước (Xin khoa lập luận – Nguyễn Trường Tộ), tìm hướng đi mới cho cuộc đời trong hoàn cảnh xã hội bế tắc (Bài ca ngắn đi trên bãi cát – Cao bá Quát)… Chủ nghĩa yêu nước trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX còn mang âm hưởng bi tráng, thể hiện đặc biệt rõ nét trong những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.

Cách trình bày 2

Bên cạnh nội dung yêu nước là chủ đề xuyên suốt các sáng tác trung đại giai đoạn trước đó, ở giai đoạn văn học này (từ TK XVIII đến TK XIX) xuất hiện một vài nội dung mới:

+ Chạy giặc, văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu): âm hưởng hùng tráng về thời kì bi thương của dân tộc nhưng cũng đầy tự hào.

+ Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ): tư tưởng canh tân, đổi mới đất nước

+ Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh): ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước

+ Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) Nỗi lòng hướng về dân chúng,và tình yêu nước thầm kín

+ Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương): tình cảnh mất nước và nỗi lòng thương xót của tác giả

Cách trình bày 3

- Biểu hiện của tư tưởng yêu nước:

+ Yêu nước gắn với  lí tưởng trung quân ái quốc.

+ Tự hào về truyền thống của dân tộc.

+ Yêu con người, yêu ngôn ngữ dân tộc.

+ Căm thù giặc, quyết tâm đánh giặc cứu nước

- Điểm mới trong từng nội dung qua các t/p và đoạn trích:

+ Nội dung yêu nước: mang âm hưởng bi tráng trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu - vì nó phản ánh một thời khổ nhục nhưng vĩ đại.

+ Tư tưởng canh tân đất nước: Đề cao vai trò của luật pháp - nhà nước pháp quyền: Xin lập khoa luật của Nguyền Trường Tộ.

+ Vai trò của người trí thức - bậc hiền tài đối với sự phát triển của đất nước: Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm.

+ Bộc lộ trực tiếp thái độ phê phán chế độ phong kiến, chế độ khoa cử: Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương.

Cách trình bày 4

- Nội dung yêu nước : yêu thiên nhiên, đất nước, niềm tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc, ý chí chiến đấu bất khuất chống giặc ngoại xâm.

- Bên cạnh những nội dung yêu nước đã có trong văn học các giai đoạn trước, ở giai đoạn văn học này (từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX) xuất hiện những nội dung mới:

+ Ý thức về vai trò của người trí thức đối với đất nước (Chiểu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm)

+ Tư tưởng canh tân đất nước (Xin lập khoa luật - Nguyễn Trường Tộ)

+ Tìm hướng đi mới cho cuộc đời trong hoàn cảnh xã hội bế tắc (Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát),...

- Chủ nghĩa yêu nước trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX còn mang âm hưởng bi tráng, thể hiện đặc biệt rõ nét trong những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.

Cách trình bày 5

* Biểu hiện

- Nội dung yêu nước : yêu thiên nhiên, đất nước, niềm tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc, ý chí chiến đấu bất khuất chống giặc ngoại xâm.

- Nội dung nhân đạo : khát khao tự do, tình yêu, hạnh phúc, cảm thông với nỗi vất vả của người nông dân, nỗi đau của người phụ nữ.

* Điểm mới:

- Nội dung yêu nước mang âm hưởng bi tráng, phản ánh một thời khổ nhục nhưng vĩ đại.

- Tư tưởng canh tân đất nước: đề cao vai trò của luật pháp, nhà nước pháp - Ý thức về vai trò của người trí thức, bậc hiền tài đối với đất nước.

Tham khảo: Nghị luận lòng yêu nước trong bài thơ Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến

-/-

Bài 1 trang 76 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM