Bài 1 trang 66 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Xuất bản: 04/05/2020 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 66 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập văn nghị luận

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 66 sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2 phần trả lời câu hỏi, soạn bài Ôn tập văn nghị luận ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp

Đề bài

: Đọc các bài nghị luận đã học (Bài 20, 21, 22, 24) và điền vào bảng thống kê theo mẫu dưới đây:
TTTên bàiTác giảĐề tài nghị luậnLuận điểm chínhPhương pháp lập luận

Trả lời bài 1 trang 66 SGK Ngữ văn 7 tập 2

STTTên bàiTác giảĐề tài nghị luậnLuận điểm chínhPhương pháp lập luận
1Tinh thần yêu nước của nhân dân taHồ Chí MinhTinh thần yêu nước của dân tộc Việt NamDân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của taChứng minh
2Sự giàu đẹp của tiêng ViệtĐặng Thai MaiSự giàu đẹp của tiếng ViệtTiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.Chứng minh (kết hợp giải thích)
3Đức tính giản dị của Bác HồPhạm Văn ĐồngĐức tính giản dị của Bác HồBác giản dị trong mọi phương diện: bữa cơm(ăn), cái nhà ( ở), lối sống, cách nối viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú rộng lớn về đời sống tinh thần ở BácChứng minh (kết hợp giải thích bình luận)
4Ý nghĩa văn chươngHoài ThanhVăn chương và ý nghĩa của nó đối với con ngườiNguồn gốc của văn chương là ở tình người, thương muôn loài muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm con ngườiGiải thích (kết hợp bình luận)

Ghi nhớ

Nghị luận là một hình thức hoạt động ngôn ngữ phổ biến trong đời sống và giao tiếp của con người để nêu ý kiến, đánh giá, nhận xét, bàn luận về các hiện tượng sự vật, vấn đề xã hội, tác phẩm nghệ thuật hay về ý kiến của người khác. Văn nghị luận phân biệt với các thể loại tự sự, trữ tình chủ yếu ở chỗ nghị luận dùng lí lẽ, dẫn chứng và bằng cách lập luận nhằm thuyết phục nhận thức của người đọc. Bài văn nghị luận nào cũng có đối tượng nghị luận, các luận điểm, luận cứ và lập luận. Các phương thức lập luận chính thường gặp là chứng minh và giải thích. 

-------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 66 SGK Ngữ văn 7 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Ôn tập văn nghị luận trong chương trình Soạn văn 7 được tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM