Bài 1 trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Xuất bản: 20/01/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 58 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Nhân hóa ngữ văn 6.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 58 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai phần soạn bài Nhân hóa chi tiết và đầy đủ nhất..

Đề bàiHãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:

Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.

(Phong Thu)

Trả lời bài 1 trang 58 SGK văn 6 tập 2

Cách trả lời 1:

- Phép so sánh trong đoạn văn là: “Bến cảng ... đông vui”, “tàu mẹ, tàu con”, “xe anh, xe em”

- Tác dụng: Phép nhân hóa trong đoạn văn làm cho không khí trong bến cảng thêm sống động, chân thực với những hoạt động tấp nập, nối tiếp nhau thể hiện sự bận rộn nhưng đông vui của bến cảng.

Cách trả lời 2:

- Đoạn văn có hai lần sử dụng phép nhân hoá:

+ Dùng từ gọi người "mẹ", "con", "anh", "em" để gọi tàu và những chiếc xe

+ Dùng từ tíu tít chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của những chiếc xe: "tíu tít", "bận rộn".

- Tác dụng:

+ Làm cho cảnh bến cảng trở nên sinh động, đông vui, khẩn trương, phấn khởi của con người nơi bến cảng.

+ Những chiếc tàu, chiếc xe cũng có tâm trạng, cảm xúc giống như con người.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn soạn bài Ẩn dụ

Cách trả lời 3:

- Đối tượng được nhân hóa: con tàu (tàu mẹ, tàu con), xe (xe anh, xe em)

-> Tác dụng: Giúp người đọc tưởng tượng ra một cách sinh động cảnh lao động hối hả nhưng tươi vui ở bến cảng. Mọi sự vật, hiện tượng trở nên có hồn hơn, sự vật có đời sống như chính con người.

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 58 SGK ngữ văn 6 tập 2 được biên soạn theo nhiều cách khác nhau giúp các em tham khảo để soạn bài Nhân hóa tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM