Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 53 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Câu phủ định chi tiết nhất.
Đề bài: Trong các câu sau đây, câu nào là câu phủ định bác bỏ? Vì sao?
a) Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.
(Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra)
b) Tôi an ủi lão:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.
c) Không, chúng con không đói nữa đâu. Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoai thì no mòng bụng ra rồi còn đói gì nữa.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Trả lời bài 1 trang 53 SGK văn 8 tập 2
Cách trả lời 1:
- Có những câu phủ định bác bỏ sau:
+ Cụ cứ tưởng đấy chứ nó chẳng biết gì đâu!
+ Không, chúng con không đói nữa đâu.
- Đó là những câu phủ định bác bỏ vì nó "phản bác" một ý kiến, nhận định trước đó.
+ Câu "Cụ cứ tưởng thế đầy chứ nó chẳng hiểu gì đâu" ông giáo dùng để "phản bác" lại suy nghĩ của Lão Hạc ("Nó cứ làm in như nó trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão cư xử với tôi như thế này à?").
+ Câu "Không, chúng con không đói nữa đâu" là câu cái Tý muốn làm thay đổi ("phản bác") điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ: mấy đứa con đang đói quá.
Tham khảo thêm: Soạn bài Hành động nói ngắn gọn
Cách trả lời 2:
- Các câu phủ định bác bỏ:
+ Trong câu (b): Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!
+ Trong câu (c): Không, chúng con không đói nữa đâu.
- Câu: “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!” là câu ông giáo nói ra để phản bác suy nghĩ của lão Hạc trước đó (Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi;…).
+ Câu: “Không, chúng con không đói nữa đâu.” là câu cái Tí bác bỏ lại điều mà nó cho là mẹ nó (chị Dậu) đang nghĩ: mấy đứa con đang đói quá.
Cách trả lời 3:
a) "Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.
→ Có từ phủ định "không có"
b) Câu phủ định bác bỏ: "Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chẳng hiểu gì đâu"
→ Ông giáo phủ định bác bỏ ý kiến của lão Hạc (lão nghĩ cậu Vàng trách hận lão)
c) Câu phủ định bác bỏ "Không, chúng con không đói nữa đâu."
→ Phủ định bác bỏ suy nghĩ của chị Dậu (các con đang đói)
-/-
Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 1 trang 53 SGK ngữ văn 8 tập 2 được tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Câu phủ định tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !