Bài 1 trang 52 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 15/06/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 52 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Những câu hát châm biếm

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 52 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Những câu hát châm biếm ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?

Cái cò lặn lội bờ ao

Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng ?

Chú tôi hay tửu hay tăm,

Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.

Ngày thì ước những ngày mưa,

Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

Trả lời bài 1 trang 52 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

Bài 1 “Giới thiệu” về chú tôi để rêu rao cầu hôn, chân dung gồm mấy nét giễu cợt, mỉa mai như sau:

  • “Hay tửu hay tăm”: nghiện rượu.
  • “Hay nước chè đặc”: nghiện chè đậm.
  • “Hay nằm ngủ trưa” và ban ngày thì ước “những ngày mưa”, ban đêm thì ước “đèm thừa trổng canh”: nghiện ngủ.

Như vậy, rõ ràng “chú tôi” là người có nhiều tật, đã rượu, chè lại còn thêm lười biếng. Thông thường, giới thiệu việc nhân duyên, người ta phải nói tốt. Nhưng đây thì ngược lại. Đó là cách nói ngược để châm biếm “chú tôi”.,

Hai dòng đầu của bài ca vừa để bắt vần, vừa để chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật. Đây là hiện tượng thường gặp trong các bài ca dao.

Bài này châm biếm hạng người vừa nghiện ngập vừa lười biếng trong xã hội.

Trả lời ngắn gọn

- “Giới thiệu” về chân dung của “chú tôi” có nét biếm họa giễu cợt, mỉa mai:

  • Hay tửu hay tăm: nghiện ngập, nát rượu
  • Hay nước chè đặc: nghiện chè
  • Hay nằm ngủ trưa, ước ngày mưa, ước đêm thừa trống canh: lười biếng, không muốn làm việc

- Dùng chữ “hay” (giỏi) và lối nói ngược để châm biếm thói hư tật xấu của tên “chú tôi”

→ Con người lắm tật xấu, lười biếng

- Nhân vật đối lập với “chú tôi” là cô yếm đào:

  • Người con gái đẹp, trẻ trung
  • Cần cù chăm chỉ (lặn lội bờ ao)

→ Hình ảnh đối lập càng có giá trị châm biếm những kẻ lười lao động, ăn chơi, nát rượu.

Ghi nhớ

Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Qua các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược và phóng đại,... những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.

------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 1 trang 52 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Những câu hát châm biếm tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 7 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM