Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Nhớ đồng của Tố Hữu chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài: Cảm hứng của bài thơ được gợi lên bằng tiếng hò vọng vào nhà tù. Vì sao tiếng hò lại có sức gợi cảm như thế đối với nhà thơ ?
Trả lời bài 1 trang 48 SGK văn 11 tập 2
Cách trả lời 1:
Tiếng hò lại có sức gợi cảm đối với nhà thơ vì:
- Tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa yên tĩnh, sâu lắng, gợi cảm giác buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ và tâm trạng người tù.
- Tiếng hò gợi dậy tất cả những gì của thế giới bên ngoài. Đó là âm thanh của cuộc sống bên ngoài đến được với nhà tù, âm thanh tiêu biểu của xứ Huế, gợi nỗi nhớ đồng quê, nhớ người dân quê da diết.
Tham khảo thêm văn mẫu: Phân tích bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu
Cách trả lời 2:
Trong bài thơ, cảm hứng của nhà thơ được gợi lên từ một tiếng âm thanh đặc biệt - tiếng hò quê hương. Tiếng hò ở đây được lặp lại nhiều lần:
- Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trưa:
+ Không gian đồng vắng
+ Thời gian trưa vắng
-> Nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh của đời buồn tủi nhọc nhằn, lòng người đang bị giam cầm trong tù ngục cách biệt với cuộc sống bên ngoài.
- Tiếng hò đồng cảm với nỗi nhớ thương đồng quê của tác giả.
+ Tiếng than khắc khoải, da diết -> diễn tả cõi lòng hoang vắng của nhân vật trữ tình vì cách biệt với thế giới bên ngoài -> nỗi cô đơn, hiu quạnh của người tha thiết yêu đời.
+ Sự lặp lại nhiều lần của tiếng hò -> tô đậm cảm xúc triền miền vì nỗi nhớ da diết.
Cách trả lời 3:
- Bài thơ gợi lên từ âm thanh quen thuộc của cuộc sống - tiếng hò quê hương:
+ Tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa tĩnh lặng, sâu lắng
+ Gợi lên nỗi buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ tâm trạng người tù.
+ Điệu hò gợi nhớ lại làn điệu dân ca xứ Huế mộng mơ, trữ tình
- Đang say sưa hoạt động cách mạng, lại bị bắt giữ, giam cầm trên chính quê hương
+ Ta thêm hiểu cảm giác bức bí mà nhà thơ phải đối mặt.
-> Tiếng hò khiến người tù càng khắc khoải với nghịch cảnh bị giam cầm, ngăn cách với cuộc sống bên ngoài.
>>> Đọc thêm: Bình giảng một đoạn thơ trong bài Nhớ đồng
Bài 1 trang 48 SGK ngữ văn 11 tập 2 trên đây được trả lời theo các cách khác nhau giúp em sẽ có thêm những thông tin hữu ích để chuẩn bị bài và soạn bài Nhớ đồng (Tố Hữu) trong chương trình Soạn văn 11 tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !