Bài 1 trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 15/06/2020 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 45 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 45 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi.

[…] Tôi sẽ viết chuyện cuộc khởi nghĩa của anh Đề(1), cuộc đời, số phận anh Đề. Tôi có ngay cảm giác phải tìm một cái tên khác cho anh Đề. Tên Đề có “Kinh” quá, người kinh quá. Tnú, tôi gọi anh bằng cái tên ấy. Nó “không khí” hơn nhiều […].

Tôi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ biễn biến cụ thể ra sao, nhưng đã thấy rõ, cái truyện ngắn này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi sẽ ra sức tả một cách hết sức tạo hình […] và truyện sẽ kết thúc bằng một cánh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận, nghĩa là “bố cục” đã thấy được rồi… Sau đấy mọi sự bỗng trở nên rõ ràng, dễ dàng đến kì lạ. Chị “Dít” đến – như là tất yếu vậy […]. Nhưng tôi muốn Dít sẽ là mối tình sau của Tnú, một mối tình sẽ lờ mờ mà chắc chắn hiện lên ở cuối truyện. Vậy thì phải có Mai, chị của Dít […]. Và cái gì để dẫn đến cuộc bùng dậy ghê gớm như vậy của Tnú (diệt sạch cả một tiểu đội giặc gần như bằng tay không, những năm tháng chưa hề có tiếng súng cách mạng ấy)? Tất cả có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc: đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống, ngya trước mắt Tnú. Chi tiết ấy đến một cách tất yếu.

Và ông cụ Mết của tôi cũng tất yếu phải đến. Ông là cội nguồn, là Tây Nguyên của thời “Đất nước đứng lên” trường tồn đến ngày nay […].

Có lẽ cũng từ đó mà có thằng bé Heng. Nó sẽ còn đi tới đâu, chưa ai lường được…

Tất cả trở nên dễ dàng đến ngạc nhiên đối với tôi. Tôi hình dung ra, thấy hiển hiện tất cả. Các chi tiết tự nó đến: các cụ bà già lụm cụm bò từ trên thang nhà sàn xuống, các cô gái lấy nước ở vòi nước đầu làng […], cả tiếng nước lanh tanh trong đêm khuya […], cả mười ngọn lửa xà nu cháy rần rật trên mười đầu ngón tay của Tnú […]. Tất cả, tôi không “bịa” thêm gì cả, tô thấy rõ hết, mặc dầu tất cả đây hoàn toàn là một câu chuyện bịa. Mà như thật. Với tôi nó hoàn toàn có thật. Cách sắp xếp các lớp thời gian trong truyện, xen kẽ, đan quyện, những mạch nối…cũng đến dễ dàng và tự nhiên, như tất nó phải vậy.

“Rừng xà nu” là truyện của một đời, và được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả một đời…

(Nguyên Ngọc, Về truyện ngắn “Rừng xà nu”, trong Nhà văn nói về tác phẩm, Hà Minh Đức biên soạn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000).

Câu hỏi:

Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?

Trả lời bài 2 trang 45 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình sáng tác tác phẩm “Rừng xà nu”, cụ thể là giai đoạn hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện cho tác phẩm.

Cách trình bày 2

Trong văn bản, nhà văn Nguyên Ngọc kể lại câu chuyện về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu. Từ một con người có thật mà nhà văn đã gặp, từ câu chuyện được nghe, Nguyên Ngọc dự kiến, truyện sẽ mở ra và kết thúc bằng hình ảnh rừng xà nu; phần giữa kể câu chuyện đánh Mĩ qua cuộc đời, số phận của Tnú, ở đó ông sẽ miêu tả quan hệ của Tnú với các nhân vật khác.

Cách trình bày 3

Trong văn bản nhà văn Nguyên Ngọc kể lại câu chuyện về quá trình suy nghĩ, thai nghén truyện ngắn Rừng xà nu. Qua lời kể của Nguyên Ngọc, ta có thể rút ra quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện như sau:

– Suy nghĩ về cách đặt tên nhân vật: Đề hay Tnú.

– Hình thành ý tưởng về một hình tượng gợi dẫn xuyên suốt truyện: bắt đầu và kết thúc bằng cảnh rừng xà nu.

– Dự kiến, tưởng tượng về diễn biến truyện, quan hệ giữa các nhân vật; tình yêu của Dít với Tnú; chi tiết chính làm bùng nổ tính cách nhân vật: vợ và con bị đánh chết ngay trước mắt Tnú s; sự xuất hiện tất yếu của các nhân vật khác (ông cụ Mết – cội nguồn, bé Heng – tương lai kế tiếp) và những chi tiết đặc sắc diễn ra theo mạch kể.

– Hình dung, không gian, thời gian nghệ thuật của truyện: truyện một đời được kể trong một đêm.

Cách trình bày 4

- Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về quá trình ông suy nghĩ, lên ý tưởng để chuẩn bị cho việc sáng tác truyện “Rừng xà nu”.

- Bài học cho quá trình hình thành ý tưởng:

+ Hình thành ý tưởng: nhà văn muốn xây dựng câu chuyện trên một nguyên mẫu có thật là cuộc khởi nghĩa của anh Đề.

+ Nhân vật chính: tên của nhân vật sẽ là Tnú để mang đậm “không khí” của núi rừng Tây Nguyên.

+ Hệ thống nhân vật: Dít, Mai, cụ Mết, bé Heng

+ Dự kiến cốt truyện: Bắt đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây xà nu.

+ Tình huống, chi tiết truyện nổi bật: Mỗi nhân vật “phải có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc”.

+ Chi tiết đặc biệt tạo điểm nhấn: Nỗi đau đớn nhất của Tnú là phải chứng kiến cảnh đứa con bị đánh một cách tàn bạo, còn người vợ thì gục xuống ngay trước mặt anh.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 45 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM