Bài 1 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Xuất bản: 30/12/2019 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 43 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài So sánh (tiếp theo) ngữ văn 6.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 43 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập Hai phần Luyện tập soạn bài So sánh (tiếp theo) chi tiết nhất.

Đề bài: Chỉ ra các phép so sánh trong những khổ thơ dưới đây. Cho biết chúng thuộc những kiểu so sánh nào. Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh mà em thích.

a)

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.

(Tế Hanh)

b)

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

(Tố Hữu)

c)

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

(Minh Huệ)

Trả lời bài 1 trang 43 SGK văn 6 tập 2

Cách trả lời 1:

a) “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”

- So sánh ngang bằng: giúp cái trừu tượng (tâm hồn) hiện hữu có hình dạng, màu sắc.

b) “Con đi trăm núi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm/ Chưa bằng khó nhọc đời bầm sau mươi".

-> So sánh không ngang bằng: khẳng định công lao, tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ cách mạng.

c) Anh đội viên mơ màng/ Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng.

- Kiểu so sánh ngang bằng - không ngang bằng: cụ thể hóa, nhấn mạnh được tình cảm yêu mến của anh bộ đội với Bác.

Cách trả lời 2:

Vế A

(cái được so sánh)

Phương diện so sánhTừ chỉ so sánh

Vế B

(cái dùng để so sánh – cái so sánh)

Ngang bằngKhông ngang bằng
Tâm hồn tôimột buổi trưa hè
Conđi trăm núi ngàn khechưa bằngmuôn nỗi tái tê lòng bầm
Conđi đánh giặc mười nămchưa bằngkhó nhọc đời bầm sáu mươi
Anh đội viênmơ màngnhưnằm trong giấc mộng
Bóng Báccao lồng lộng, ấmhơnngọn lửa hồng

- Tác dụng gợi hình, gợi cảm của phép so sánh:

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

+ Người con phải đi qua “trăm núi ngàn khe”, có nghĩa là phải trải qua muôn nỗi vất vả gian lao, cực nhọc của núi cao, vực sâu đầy nguy hiểm.

+ Nhưng nỗi vất vả đó của người con vẫn không thể bằng nỗi sầu tê tái vì nhớ con, lo cho con và bao nỗi lo toan khác của người mẹ.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn soạn bài Nhân hóa

Bài 1 trang 43 SGK ngữ văn 6 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn theo các cách trình bày khác nhau giúp em chuẩn bị bài và soạn bài So sánh (tiếp theo) tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM