Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 42 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát.
Trả lời bài 1 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 42 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
– Bãi cát dài lại bãi cát dài: mênh mông dường như bất tận, nóng bỏng.
→ Hình ảnh tả thực: đẹp nhưng dữ dội, khắc nghiệt đã gợi ý cho nhà thơ sáng tác bài thơ này.
→ Hình ảnh biểu tượng: con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến danh lợi.
– Hình ảnh người đi trên bãi cát:
+ Đi một bước như luì một bước: nỗi vất vả khó nhọc.
+ Không gian đường xa, bị bao vây bởi núi sông, biển.
+ Thời gian: mặt trời lặn vẫn còn đi.
+ Nước mắt rơi → khó nhọc, gian truân.
=> Mượn hình ảnh con người như bị sa lầy trong những bãi cát dài, để thể hiện nỗi niềm day dứt, đau xót của tác giả đi trên con đường tìm lý tưởng nhưng xã hội bù nhìn không cho ông lối thoát.
Cách trình bày 2
Ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố thực người đi trên bãi cát
+ Con đường công danh, con đường đời vô cùng xa xôi, trắc trở, gập ghềnh
+ Con người đi trên bãi cát vẫn tất tả bước về phía trước vì danh lợi, hào nhoáng
→ Cao Bá Quát về sự cần thiết của đổi mới giáo dục qua cái nhìn chán ghét lối học cũ mưu cầu danh lợi.
Cách trình bày 3
- Những yếu tố tả thực:
+ Hình ảnh bãi cát được nhắc đi nhắc lại (điệp ngữ).
+ Mờ mịt, núi muôn lớp, sóng muôn đợt, một sa mạc cát mênh mông vô tận, bãi cát lại bãi cát, một người đi đến mặt trời lặn vẫn chưa thôi, vừa đi vừa lệ tuôn đầy.
- Ý nghĩa tượng trưng: Hình ảnh bãi cát dài tượng trưng cho con đường đời xa xôi, mờ mịt. Con đường đi tìm lý tưởng cao đẹp của người quân tử vô cùng gian nan và thử thách. Hình ảnh này xuyên suốt bài thơ, hình ảnh gắn với tâm trạng của nhân vật trữ tình. Qua đó cũng thể hiện được nỗi niềm day dứt, đau xót của tác giả đi trên con đường tìm lý tưởng nhưng xã hội bù nhìn không cho ông lối thoát.
Cách trình bày 4
- Những yếu tố tả thực:
+ Hình ảnh bãi cát được nhắc đi nhắc lại (điệp ngữ). Bãi cát được tả như núi muôn lớp, mênh mông vô tận, bãi cát lại bãi cát.
+ Hình ảnh một người đi đến mặt trời lặn vẫn chưa thôi, vừa đi vừa lệ tuôn đầy.
- Ý nghĩa tượng trưng: Hình ảnh bãi cát dài tượng trưng cho con đường đời xa xôi, mờ mịt.
Cách trình bày 5
Những yếu tố tả thực:
Hình ảnh bãi cát được nhắc đi nhắc lại (điệp ngữ), gợi lên một không gian khó khăn, nhọc nhằn. Trên bãi cát ấy là con đường rộng lớn nhưng mờ mịt, không xác định được phương hướng. Đó không phải là con đường thực mà là con đường theo nghĩa tượng trưng. Trên con đường ấy là hình ảnh nhà thơ với giấc mộng danh lợi thôi thúc bước đi.
Mờ mịt, núi muôn lớp, sóng muôn đợt, một sa mạc cát mênh mông vô tận, bãi cát lại bãi cát, một người đi đến mặt trời lặn vẫn chưa thôi, vừa đi vừa lệ tuôn đầy.
Từ con đường thực nhiều lần đi qua để về kinh ứng thí, Cao Bá Quát đã sáng tạo thành một con đường đến danh lợi với nhiều khó khăn trong bài thơ. Con đường thực đi trên cát đã thành con đường theo danh lợi trong bài ca. Qua đó cũng thể hiện được nỗi niềm day dứt, đau xót của tác giả đi trên con đường tìm lý tưởng nhưng xã hội bù nhìn không cho ông lối thoát.
Tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát
-/-
Bài 1 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.