Bài 1 trang 39 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Xuất bản: 29/01/2020 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 39 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu ngữ văn 7.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 39 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiBốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân

là trạng ngữ. Trong những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì?

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].

(Vũ Bằng)

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

(Vũ Tú Nam)

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

(Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

Trả lời bài 1 trang 39 SGK văn 7 tập 2

Cách trả lời 1:

- Bốn ví dụ trên đều có cụm từ “mùa xuân”. Tuy vậy, chỉ có cụm từ “mùa xuân” trong câu: “Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít” đảm nhiệm vai trò làm trạng ngữ chỉ thời gian.

- Ở các câu còn lại :

+ Câu a: “Mùa xuân của tôi - Mùa xuân Bắc Việt - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh...”. => Cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò là chủ ngữ.

+ Câu c: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân” => Cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò là bổ ngữ cho động từ.

+ Câu d: “Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu” => Cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò là một câu đơn đặc biệt dùng đế bộc lộ cảm xúc của người viết.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)

Cách trả lời 2:

Cụm từ "mùa xuân":

a) Nằm trong thành phần chủ ngữ của câu.

b) Là trạng ngữ của câu.

c) Là bổ ngữ cho động từ "chuộng"

d) Là câu đặc biệt.

=> Như vậy, từ “mùa xuân” trong câu (b) là trạng ngữ bởi vì:

- Về mặt ý nghĩa, nó xác định thời gian cho sự việc được nêu ra ở trong câu.

- Về hình thức, nó đứng đầu câu và được ngăn cách với chủ ngữ bằng một dấu phẩy.

Cách trả lời 3:

a) "Mùa xuân" làm chủ ngữ (đầu câu), làm vị ngữ (giữa câu).

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. => Là câu có cụm từ "mùa xuân" làm trạng ngữ.

c) "Mùa xuân" làm phụ ngữ trong cụm động từ.

d) Mùa xuân! => Là câu đặc biệt.

Trên đây là 3 cách trình bày câu trả lời cho bài 1 trang 39 SGK ngữ văn 7 tập 2 được biên soạn chi tiết giúp các em tham khảo để soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM