Bài 1 trang 37 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Xuất bản: 25/06/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 37 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Sự việc và sự việc trong văn tự sự

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 37 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần trả lời câu hỏi sự việc trong văn tự sự, soạn bài Sự việc và sự việc trong văn tự sự ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

a) Xem xét các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh;

(1) Vua Hùng kén rể.

(2) Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.

(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.

(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ.

(5) Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.

(7) Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc trong các sự việc trên và cho biết mối quan hệ nhân quả của chúng.

b) Sự việc trong văn bản tự sự phải được kể cụ thể: do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có sáu yếu tố đó thì truyện mới cụ thể, sáng tỏ. Em hãy chỉ ra sáu yếu tố trên trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh . Theo em, có thể xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện này được không, vì sao? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Nếu bỏ qua sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí hay không? Lí ấy ở những sự việc nào?

c)

Sự việc và chi tiết trong văn tự sự được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, tư tưởng muốn biểu đạt. Em hãy cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng? Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần (em hãy tính cụ thể mấy lần) có ý nghĩa gì? Có thể để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao? Có thể xóa bỏ việc “Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước…” được không? Vì sao?

Trả lời bài 1 trang 37 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Câu trả lời 1

a) Các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

– Sự việc khởi đầu là (1).

– Sự việc phát triển là (2) (3) (4) (5)

– Sự việc cao trào là (6)

– Sự việc kết thúc là (7)

Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được, và không thể bỏ đi bất cứ sự việc nào. Chẳng hạn nếu bỏ sự việc (3) vua Hùng ra điều kiện kén rể thì không biểu hiện được sự “thiên vị” của vua giành cho Sơn Tinh. Bởi mọi sản vật vua yêu cầu, Sơn Tinh có khả năng thực hiện dễ hơn Thủy Tinh.

b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

– Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu

– Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển

– Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám

– Diễn biến: (3), (4), (5), (6) ở câu a.

– Nguyên nhân: Thủy Tinh tức giận vì không lấy được Mị Nương.

– Kết thúc: (7)

Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thủy Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thủy Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.

c)

Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt.

Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây lũy đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thủy Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,… cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng.

Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.

Câu trả lời 2

- Sự việc khởi đầu (1)

- Sự việc phát triển ( 3)

- Sự việc cao trào ( 4- 5)

- Sự việc kết thúc (7)

b, Sáu yếu tố trong văn tự sự:

- Sự việc do: Sơn Tinh Thủy Tinh làm

- Sự việc diễn ra ở đời Hùng Vương thứ mười tám

- Sự việc diễn ra: khi vua Hùng muốn kén chồng cho con.

- Nguyên nhân: Do hai chàng cùng cầu hôn nhưng vua chỉ có một người con gái

- Diễn biến: Sơn Tinh đến trước được vợ, Thủy Tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều bị thua

- Kết quả: hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua

- Không thể xóa thời gian và địa điểm vì truyện nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt và ước mơ chiến thắng tự nhiên của nhân dân

- Việc Thủy Tinh nổi giận là có lý: Thủy Tinh đến sau và sính lễ nhà vua đưa ra chỉ có trên mặt đất

c, Sự việc thể hiện thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng

- Sơn Tinh được kể về “tài lạ” trước rồi mới tới Thủy Tinh

- Không để nhân vật Thủy Tinh thắng

- Không thể xóa bỏ sự việc Thủy Tinh.

Câu trả lời 3

a. Xem các sự việc trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:

- Sự việc khởi đầu: (1): Vua Hùng kén rể.

- Sự việc phát triển: (2),(3),(4).

  • Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn
  • Vua Hùng ra điều kiện chọn con rể.
  • Sơn Tinh đến trước, được vợ.

- Sự việc cao trào: (5),(6).

  • Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
  • Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.

- Sự việc kết thúc: (7).

Hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.

* Mối quan hệ nhân quả của chúng:

  • Cái trước là nguyên nhân của cái sau. Cái sau là kết quả của cái trước và lại là cái nguyên nhân của cái sau nữa. Cứ thế cho đến hết truyện.
  • Các sự việc được móc nối với nhau trong một quan hệ chặt chẽ, không thể đảo lộn, không thể bỏ bớt.

b. 6 yếu tố trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:

  • Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh.
  • Địa điểm: ở Phong Châu, đất của vua Hùng.
  • Thời gian: Thời vua Hùng.
  • Nguyên nhân: Sự ghen tuông dai dẳng của Thủy Tinh.
  • Diễn biến: Hằng năm đều đánh nhau.
  • Kết quả: Thủy Tinh thua nhưng không cam chịu, năm nào cũng dâng nước đánh Sơn Tinh.

- Theo em, không thể xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện vì nếu xóa bỏ thì cốt truyện sẽ không còn thuyết phục và mất đi ý nghĩa truyền thuyết.

- Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là rất cần thiết vì như thế mới có thể chống chọi được với Thủy Tinh.

- Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không có truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” bởi đó là lí do để hai thần thi tài.

- Việc Thủy Tinh nổi giận là hoàn toàn có lí bởi vì:

  • Thủy Tinh nghĩ mình chẳng kém gì Sơn Tinh. Nay chỉ vì chậm chân mà mất vợ nên tức.
  • Thủy Tinh có tính ghen tuông ghê gớm.

c. Sự việc thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng:

- Giọng kể trang trọng, thành kính khi nhắc đến vua Hùng và Sơn Tinh nhưng đến Thủy Tinh thì không thấy có giọng này.

- Điều kiện kén rể có lợi cho Sơn Tinh bởi tất cả lễ vật đều ở trên cạn, bất lợi cho Thủy Tinh. Đây chính là dụng ý của vua Hùng.

* Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần (mỗi năm một lần), có ý nghĩa con người khắc phục, vượt qua được những trận lũ lụt.

* Không thể để Thủy Tinh thắng Sơn Tinh bởi như thế con người chịu đầu hàng, thất bại trước thiên nhiên, con người sẽ bị tiêu diệt.

* Không thể xóa bỏ sự việc “Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước…” vì đó là hiện tượng xảy ra hằng năm ở nước ta.

Ghi nhớ

- Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,... Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tư, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

- Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động, Nhân vật được thể hiện qua các mưatj: Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,...

----------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 1 trang 37 SGK ngữ văn 6 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Sự việc và sự việc trong văn tự sự tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 6 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM