Bài 1 trang 36 SGK Ngữ văn 7 tập 1 (đọc hiểu)

Xuất bản: 18/06/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 36 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 36 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Lời của từng bài ca dao là lời của ai, nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?

1. Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

2. Chiều chiều ra đứng ngõ sau, 
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

3. Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

4. Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Trả lời bài 1 trang 36 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Cách trình bày 1

Chủ đề từng bài ca dao và dấu hiệu để có thể khẳng định chủ đề đó là:

Bài 1: Là lời ru cua mẹ dành cho con (mẹ nói với con).

  • Dấu hiệu ngôn ngữ: “con ơi”.

Bài 2: Lời người con gái lấy chồng xa nói với mẹ và quê mẹ.

  • Dấu hiệu ngôn ngữ: “trông về quê mẹ”.

Bài 3: Nỗi nhớ của con cháu về ông bà (lời của con cháu nói với ông bà)

  • Dấu hiệu ngôn ngữ: “Nhớ ông bà bấy nhiêu”.

Bài 4: Lời của anh em nói với nhau hoặc có thế là lời của ông bà, cha mẹ, cô bác nói với con cháu.

  • Dấu hiệu ngôn ngữ: anh, em.

==> Người mẹ, người con gái, người cháu, người anh còn được gọi là nhân vật trữ tình của bài ca dao.

Cách trình bày 2

Có thể căn cứ vào lời hát hoặc nội dung câu hát để xác định các câu ca dao là lời của ai nói với ai.

Bài 1: Căn cứ vào bốn chữ trong câu cuối cùng: "ghi lòng con ơi!", có thể phán đoán đây là lời của người mẹ hát ru con.

Bài 2: Theo hoàn cảnh của người hát (cứ đến chiều lại ra đứng ngõ sau mà trông về quê mẹ), có thể phán đoán rằng đây là lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ, nhớ về quê mẹ (nơi sinh ra và lớn lên).

Bài 3: Nội dung của câu ca dao này là nỗi nhớ (của con cháu) đối với ông bà. Câu này không có từ nào nói rõ đây là lời của ai nhưng căn cứ vào ý nghĩa đó có thể cho rằng đây là lời của con cháu nói với ông bà (hoặc đang nói với người thân) về nỗi nhớ đó.

Bài 4: Cũng như bài ba, bài ca dao này cũng không có từ nào chỉ ra đây là lời của ai. Căn cứ vào nội dung (tình cảm anh em trong gia đình), có mấy khả năng:

- Đây là lời của ông bà, cô bác nói với các cháu.

- Đây là lời của cha mẹ dặn dò con cái phải biết yêu thương nhau.

- Đây là lời anh em trong nhà tâm sự, bảo ban lẫn nhau.

Cách trình bày 3

Căn cứ vào nội dung câu hát có thể thấy:

– Bài ca dao thứ nhất là lời của người mẹ hát ru con;

– Bài thứ hai là lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ;

– Bài thứ ba là lời của con cháu đối với ông bà;

– Bài thứ tư là lời của cha mẹ dặn dò con cái hoặc lời anh em tâm sự với nhau.

-------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 36 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình trong chương trình soạn văn 7 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM