Bài 1 trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 25/05/2020

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 33 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 33 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chi tiết nhất.

Đề bài:

Phân tích tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi chỉ ra nét tiêu biểu về diện mạo hoặc tính cách các nhân vật trong Truyện Kiều.

[…] Nhưng trong Truyện Kiều còn có bao nhiêu người khác. Có chàng Kim, con người rất mực chung tình, có Thúy Vân, cô em gái ngoan, có Hoạn Thư, người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt, có Thúc Sinh, anh chàng sợ vợ, có Từ Hải chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ, mỗi người một cá tính khó quên. Đối với bọn nhà chứa, ngòi bút Nguyễn Du không tò mò, Nguyễn Du ngại bới ra những gì quá dơ dáy, Nguyễn Du chỉ ghi vội vài nét. Nhưng chỉ vài nét cũng đủ khiến cả cái xã hội ghê tởm đó sống nhơ nhúc dưới ngòi bút Nguyễn Du tới cái màu da “nhờn nhợt” của Tú Bà, cái bộ mặt “mày râu nhẵn nhụi” của Mã Giám Sinh, cái kẻ “chải chuốt”, “dịu dàng” của Sở Khanh, cái miệng thề “xoen xoét” của Bạc Bà, Bạc Hạnh.

(Theo Hoài Thanh toàn tập, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội,1999)

Trả lời bài 1 trang 33 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 33 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Từ ngữ của Hoài Thanh:

- Kim Trọng: rất mực chung tình.

- Thúy Vân: cô em gái ngoan.

- Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt.

- Thúc Sinh; anh chàng sợ vợ.

- Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ.

- Sở Khanh: cái vẻ chải chuốt dịu dàng.

- Bọn nhà chứa: cái xã hội ghê tởm đó sống nhơ nhúc.

Cách trả lời 2

Những từ ngữ tiêu biểu

- Kim Trọng: rất mực chung tình

- Thuý Vân: cô em gái ngoan

- Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt

- Thúc Sinh: sợ vợ

- Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ

- Tú Bà: màu da “nhờn nhợt”

- Mã Giám Sinh: “mày râu nhẵn nhụi”

- Sở Khanh:  chải chuốt dịu dàng

- Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề “xoen xoét”.

==> Các từ ngữ Nguyễn Du và Hoài Thanh nói về các nhân vật rất chuẩn xác vì miêu tả đúng diện mạo hoặc lột tả được tính cách nhân vật. Tác giả đã sử dụng chuẩn xác tiếng việt vào việc áp dụng tính cách của mỗi người.

Cách trả lời 3

Nhân vậtTừ ngữ miêu tảĐặc điểm nhân vật
Thúy VânEm gái ngoanThương và nghe lời chị, người phụ nữ đẹp, nhân hậu
Kim TrọngNgười rất mực chung tìnhDù sống với Thúy Vân nhưng vẫn khôn nguôi nhớ về Thúy Kiều
Hoạn ThưNgười đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệtNgười đàn bà nham hiểm, luôn hành động mọi cách để đạt được mục đích
Thúc SinhSợ vợLuôn lép vế, cúi đầu trước vợ
Từ HảiChợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ.Là ân nhân, người yêu của Kiều, sau đó cũng vì Kiều mà "chết đứng"
Tú BàNhờn nhợtSống bằng nghề buôn phấn bán người
Mã Giám SinhMày râu nhẵn nhụiBản chất sỗ sàng, con buôn thể hiện ngay bằng hành động
Sở khanhChải chuốt, dịu dàngBề ngoài bóng bẩy nhưng lừa lọc, bội tình
Bạc Bà, Bạc HạnhMiệng thề xoen xoétLừa lọc, điêu trá

– Một số từ ngữ miêu tả nhân vật của tác giả có thể thay thế được

– Từ ngữ miêu tả nhân vật như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Tú Bà thì khó thay đổi, vì không ai dùng từ chính xác, sắc sảo như Nguyễn Du được.

 Cách trả lời 4

Nhân vậtTừ ngữ miêu tảĐặc điểm nhân vật
Kim TrọngRất mực chung tìnhYêu say đắm Thuý Kiều, chung thủy trước sau như một. Dù đã có Thuý Vân thay thế nhưng tấm lòng Kim Trọng không khi nào quên được Thuý Kiều, dù nàng đã trải qua bao sóng gió dập vùi nhưng tình yêu của Kim Trọng vẫn mặn mà, đằm thắm.
Thuý VânCô em gái ngoanNhận lời "trao duyên" của Thuý Kiều để chị an lòng trên đường xa vạn dặm.
Hoạn ThưBản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệtNgười đàn bà thâm hiểu, luôn biết làm những việc để đạt những mục đích của mình
Thúc SinhSợ vợCon người luôn lép vế, cúi đầu trước vợ (Hoạn Thư). Thúc Sinh yêu Thuý Kiều nhưng không dám bày tỏ với vợ, chứng kiến Hoạn Thư hành hạ Kiều chỉ biết câm lăng, ngâm đắng nuốt cay
Từ HảiChợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạNgười anh hùng bất ngờ đến với cuộc đời Kiều, giúp nàng "báo ân, báo oán". Nhưng rồi cũng bởi sai lầm của Kiều mà "chết đứng" giữa trận.
Tú BàMàu da nhờn nhợtSống bằng nghề buôn phấn bán hương, buôn thịt bán người, lấy đêm làm ngày, lấy ngày làm đêm đầy ghê tởm.
Mã Giám SinhMày râu nhẵn nhụiTrai lơ, chải chuốt mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao, luôn cố tỏ vẻ trẻ trung để đánh lừa người khác.
Bạc Bà, Bạc HạnhMiệng thề xoen xoétHai kẻ cùng một phường với Tú Bà, đều là loại loc lừa, điêu trá.
Sở KhanhChải chuốt dịu dàngMột gã chuyên đi gạ tình những cô gái bất hạnh, vẻ ngoài óng chuốt nhưng kì thực giả dối, bac tình.

-/-

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 1 trang 33 SGK ngữ văn 12 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM