Bài 1 trang 30 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Xuất bản: 02/01/2020 - Cập nhật: 18/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 30 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tựa Trích diễm thi tập ngữ văn 10.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 30 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Tựa Trích diễm thi tập chi tiết nhất.

Đề bài: Theo Hoàng Đức Lương, có những nguyên nhân nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa không lưu truyền đầy đủ cho đời sau? Cho biết nghệ thuật lập luận của tác giả.

Trả lời bài 1 trang 30 SGK văn 10 tập 2

Cách trả lời 1:

* Những nguyên nhân khiến sáng tác thời xưa không được lưu truyền đầy đủ:

- Chỉ có thi nhân mới thấy cái hay, cái đẹp của thi ca, ít người quan tâm tới thơ ca

- Người có học bận rộn chốn quan trường, khoa cử, ít người quan tâm tới thơ ca

- Có người quan tâm tới thơ ca nhưng không đủ năng lực và kiên trì, thiếu tâm huyết

- Lí do thuộc về khách quan

+ Thời gian hủy hoại sách vở: Trải qua triều đại lâu dài... tan nát trôi chìm

+ Chiến tranh, hỏa hoạn làm sách vở mai một.

* Nghệ thuật lập luận

- Nghệ thuật liên tưởng, so sánh thơ văn như khoái trá, gấm vóc, sắc đẹp ngoài sắc đẹp

- Phương pháp lập luận quy nạp

- Dùng câu hỏi tu từ: Làm sau giữ mãi... được mà không

- Lập luận chặt chẽ, trình bày luận điểm rõ ràng, mạch lạc.

Cách trả lời 2:

Theo Hoàng Đức Lương, sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau là vì nhiều lí do:

- Một là thơ ca là nghệ thuật tinh tế, nên không phải bất kì ai cũng hiểu và yêu quý, do đó mà ít người quan tâm sưu tầm thơ ca khiến thơ ca phải thất lạc nhiều.

- Hai là các bậc danh nho nếu làm quan to thì bận việc không rỗi thì giờ, nếu làm quan nhỏ cùng những người lận đận về việc thi cử thì không để ý đến thơ ca khiến thơ ca không được lưu truyền hết ở đời.

- Ba là cũng có người thích thơ văn nhưng ngại khó nên đều làm được nửa chừng rồi bỏ dở không chịu đeo đuổi đến cùng.

- Bốn là sách vở về đời Lí - Trần phần nhiều là kinh sách nhà chùa được khắc vào ván để truyền mãi lại đời sau, còn thơ ván nếu chưa được lệnh vua không ai dám khắc ván lưu hành.

=> Lập luận chặt chẽ, chất trữ tình hòa quyện vào chất nghị luận. Tác giả trình bày luận điểm một cách rõ ràng, mạch lạc và khúc chiết.

Cách trả lời 3:

* Những nguyên nhân khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đến ngày sau:

- Chỉ có những thi nhân, nho sĩ mới có thể thấy hết được cái hay, cảm nhận được cái đẹp của thi ca.

- Những người có học thường vì bận công việc mà ít quan tâm đến thi ca.

- Những người có sự quan tâm đến thi ca thì năng lực kém, không thể cảm thụ hết những cái hay của nó, hoặc không đủ kiên trì và quyết tâm.

- Chủ trương, chính sách phát hành, in ấn sách của nhà nước còn bộc lộ nhiều hạn chế.

- Thời gian làm cho sách mai một, cũ rách.

- Khói lửa chiến tranh cũng làm mất đi nhiều tác phẩm thi ca.

* Nghệ thuật lập luận của tác giả:

- Nghệ thuật liên tưởng, so sánh thơ văn như khoái trá, gấm vóc, sắc đẹp ngoài sắc đẹp,…

- Phương pháp lập luận quy nạp.

- Dùng câu hỏi tu từ.

Tham khảo thêmPhân tích Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương

Với 3 cách trả lời câu hỏi bài 1 trang 30 SGK ngữ văn 10 tập 2 trên đây do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Tựa Trích diễm thi tập tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM