Bài 1 trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Xuất bản: 26/06/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 27 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 27 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:

-  Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!

-  Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.

-  Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?

-  Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.

a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì?

b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa không? Vì sao?

Trả lời bài 1 trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Tham khảo một số cách trình bày sau

Cách trình bày 1

a. Gặp trường hợp như thế, người nghe muốn biết một câu chuyện, mong muốn được nghe kể chuyện. Còn người kể sẽ kể một câu chuyện.

b. - Muốn biết Lan là người bạn tốt, người kể phải nói được từng việc cụ thể để làm rõ điều đó như vậy người nghe mới cảm thấy đúng.

- Nếu người kể những chuyện khác mà không liên quan tới việc thôi học của An thì câu chuyện ấy chưa có ý nghĩa. Bởi người đọc chưa được nghe thông báo về sự việc ấy, chưa được ai cắt nghĩa giải thích các sự việc.

Cách trình bày 2

a) Trường hợp như thế người nghe muốn biết thông tin:

– Nội dung câu truyện cổ tích nào đó.

– Thông tin (hình dáng, tính tình, sở thích, thành tích học tập) của Lan.

– Lý do An thôi học.

– Một câu chuyện hay

→ Người kể phải dùng phương thức kể để cung cấp thông mà người nghe muốn biết.

b) – Trong trường hợp trên người được hỏi phải kể những việc tốt của Lan như trong học tập, lao động, giúp đỡ bạn bè. Người được hỏi phải kể như vậy vì những thông tin đó mới chứng tỏ được Lan là một người tốt và cung cấp đủ thông tin cho người hỏi.

– Nếu người kể, kể một câu chuyện không liên quan đến việc thôi học của An thì đó không được coi là một câu chuyện ý nghĩa vì nó không đáp ứng được mục đích của người hỏi.

Cách trình bày 3

a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:

- Kể nội dung truyện cổ tích

- Lý do An thôi học,

- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…

- Một câu chuyện hay

b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:

  • Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt
  • Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày

- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt

- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.

Ghi nhớ

- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.

-----------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 1 trang 27 SGK ngữ văn 6 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 6 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM