Bài 1 trang 20 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xuất bản: 08/06/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 20 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 20 SGK Ngữ văn 8 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Trong lòng mẹ chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Phân tích nhân vật bà cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng

Trả lời bài 1 trang 20 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

Đoạn đối thoại giữa bà cô với chú bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng kể lại thật sinh động, chiếm hai phần ba đoạn trích. Qua đoạn này: tính cách của mỗi người hiện ra rất rõ:

- Bà cô của bé Hồng tuy giàu có nhưng rất cay nghiệt, độc địa. Bà đã khoét sâu vào nỗi đau của đứa cháu đáng thương.

- Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm " mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không"

-  Ý nghĩ cay độc trong giọng nói, nét mặt cười rất kịch

- Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con

- Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng

-  Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu

⟹ Bà cô với dã tâm độc ác muốn chia rẽ tình cảm mẹ con, muốn đứa cháu "khinh miệt và ruồng rẫy mẹ" bằng những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.

Trả lời ngắn gọn

Nhân vật người cô:

- Vẻ mặt tươi cười, giọng nói ngọt ngào nhưng rất "kịch"

- Cố tình nói mẹ Hồng đang phát tài và ngân dài hai tiếng "em bé"

- Dù lòng chú bé đã "thắt lại", "nước mắt ròng ròng" nhưng bà cô vẫn tươi cười kể chuyện để Hồng ruồng rẫy, và khinh ghét mẹ.

⇒ Qua cuộc đối thoại, ta thấy bà cô là người có những rắp tâm tanh bẩn, là người ra vẻ quan tâm nhưng thực chất là ý đồ xấu, chia rẽ tình cảm mẹ con giữa Hồng và mẹ, cố dựng chuyện để Hồng giận mẹ.

Tham khảo thêm cách trình bày khác

Thái độ lời nói của bà côDụng ý

+ Lời hỏi lần thứ nhất: “Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?...

Nét mặt khi cười rất kịch, giọng nói rất cay độc.”

- Gợi dậy nỗi đau của chú bé, để nói xấu về người mẹ.
+ Lời hỏi thứ hai: “Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?”+ Mỉa mai, chế giễu mẹ cậu bé, dù biết rằng mẹ cậu rất nghèo khổ nhưng vẫn cố tình nói mỉa.

+ Lời nói lần thứ ba: “Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mơ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ!” 

Tươi cười khi nói về tình cảnh thảm thương của mẹ chú bé “ăn mặc rách rưới, mặt xanh bảng, người gầy rạc. Trong lúc cậu bé đau đớn phẫn uất nước mắt ròng ròng.

+ Đánh vào nỗi đau đớn trong lòng cậu bé, nhằm chia rẽ tình mẹ con; gieo rắc vào trong đầu cậu bé Hồng những hoài nghi để cậu khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Cười cợt trên nỗi đau khổ của cháu bé; nhục mạ hoàn cảnh đáng thương của người em dâu góa bụa; nghèo khổ đang tha phương cầu thực kiếm sống ở phương xa.

➨ Bà cô là người độc ác; nham hiểm, sống tàn nhẫn không có lòng vị tha, bao dung. Bà cô đại diện cho những thành kiến; những hủ tục đầy đọa người phụ nữ trong xã hội cũ.

--------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 20 SGK Ngữ văn 8 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Trong lòng mẹ trong chương trình soạn văn 8 được tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM