Bài 1 trang 20 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 13/07/2020 - Cập nhật: 15/07/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 20 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tự tình 2 - Hồ Xuân Hương

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 20 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Tự tình 2 - Hồ Xuân Hương chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Đọc Tự tình (Bài I) dưới đây, nêu nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa Tự tình (Bài I) và Tự tình (Bài II).

Trả lời bài 1 trang 20 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Tự tình 2 - Hồ Xuân Hương tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 20 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

1. Giống nhau:

– Sử dụng thơ Nôm đường luật, thể hiện tài năng của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, tài hoa nhất là khả năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, phép đối, tăng tiến…

– Bộc lộ tâm trạng: nỗi buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước cảnh duyên phận hẩm hiu.

2. Khác nhau:

– Cảm xúc trong Tự tình I là nỗi niềm của nhà thơ trước duyên phận hẩm hiu, nhiều mất mát, trước lẽ đời đầy nghịch cảnh, đồng thời là sự vươn lên của chính bản thân, thách đố lại duyên phận.

– Còn ở Tự tình II, cũng là sự thể hiện của bi kịch duyên phận muôn màng, cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch. Chính vì thế bi kịch như được nhân lên, phẫn uất hơn.

Cách trình bày 2

So sánh bài thơ Tự tình I và Tự tình II của tác giả Hồ Xuân Hương

a, Giống nhau:

- Sử dụng thơ Nôm Đường luật

- Sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, tài hoa nhất là khả năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, phép đối, tăng tiến...

- Bộc lộ tâm trạng: nỗi buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước cảnh duyên phận hẩm hiu.

b, Khác nhau:

- Cảm xúc trong Tự tình I : yếu tố phản kháng, thách đố duyên phận mạnh mẽ hơn.

- Còn ở Tự tình II: Vẫn có yếu tố phản kháng, nhưng bên cạnh đó còn thể hiện nỗi niềm xót xa, tủi hổ, bẽ bàng của người phụ nữ

Cách trình bày 3

- Giống nhau:

+ Thể thơ: Thơ Nôm đường luật

+ Hai bài thơ đều cùng bộc lộ một tâm trạng: Nỗi buồn tủi, xót xa và phẫn uất trước cảnh duyên phận hẩm hiu.

+ Về mặt hình thức, cả hai bài thơ cùng cho thấy tài năng sử dụng tiếng Việt sắc sảo, tài hoa của Hồ Xuân Hương, nhất là khả năng sử dụng độc đáo các định ngữ và bổ ngữ như: mõ thảm, chuông sầu, tiếng rền rĩ, duyên mõm mồm, già tom ( Tự tình, bài I), xiên ngang, đâm toạc (Tự tình, bài II). Hồ Xuân Hương cũng rất thành công khi sử dụng một cách điêu luyện các biện pháp nghệ thuật như: đảo ngữ, tăng tiến,...

- Khác nhau:

+ Cảm xúc trong Tự tình I là nỗi niềm của nhà thơ trước duyên phận hẩm hiu, nhiều mất mát, trước lẽ đời đầy nghịch cảnh, đồng thời là sự vươn lên của chính bản thân, thách đố lại duyên phận.

+ Còn ở Tự tình II, cũng là sự thể hiện của bi kịch duyên phận muôn màng, cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch. Chính vì thế bi kịch như được nhân lên, phẫn uất hơn. Sự khác nhau đó chính là do cảm xúc chủ đạo trong từng bài thơ.

Cách trình bày 4

Tương đồng:

- Nội dung: Tâm trạng của nhân vật trữ tình (người phụ nữ) trong xã hội phong kiến xưa trước duyên phận hẩm hiu, đầy éo le và nghịch cảnh và sự vươn lên để vượt thoát của con người trước nghịch cảnh ấy.

- Nghệ thuật:

Cùng sử dụng thể thơ Đường luật: thất ngôn bát cú với thơ Nôm để khắc họa tâm trạng của Hồ Xuân Hương. Điều này vừa mang đến điểm mới mẻ cho thể thơ cổ vừa khiến bài thơ gần gũi, quen thuộc với người Việt.

Đều mượn cảm thức về thời gian (trong đêm tối) và không gian rộng, yên tĩnh và vắng lặng để thể hiện tâm trạng: Khiến cho tâm trạng của tác giả càng được khắc họa rõ nét.

Sử dụng những từ ngữ có sức gợi: văng vẳng, cái hồng nhan, tí con con, rền rĩ, mõm mòm, già tom,...

Khác biệt 

Tự tình (bài I): sự xót xa của Hồ Xuân Hương trước duyên phận hẩm hiu, trước sự bất hạnh của người phụ nữ trong kiếp sống làm vợ lẽ, đơn côi, lẻ loi. Đồng thời, cũng là sự vươn lên trước nghịch cảnh để đối đầu với số phận.

Tự tình (bài II): Tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.

Tham khảo thêm:

-/-

Bài 1 trang 20 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Tự tình 2 - Hồ Xuân Hương trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM