Bài 1 trang 18 tập bản đồ lịch sử 9

Xuất bản: 14/05/2019 - Tác giả:

Giải bài tập 1 trang 18 tập bản đồ lịch sử lớp 9: Vì sao thực dân Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?

Bài 1 trang 18 tập bản đồ sử 9: Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vào những lĩnh vực nào trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?

Lời giải bài 1 trang 18 tập bản đồ sử 9

1. Quan sát lược đồ dưới đây và dựa vào nội dung SGK, em hãy điền vào chỗ chấm (…) trên lược đồ những nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai.

Lược đồ nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai

2. Đánh dấu X vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng:

- Vì sao thực dân Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?

XNền kinh tế Pháp bị kiệt quệ sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Pháp trở thành con nợ của Mĩ.
Pháp mất hết vốn ở Nga do Cách mạng tháng Mười thắng lợi.
Việt Nam là thuộc địa có tài nguyên giàu có.

- Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vào những lĩnh vực nào trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?

XNông nghiệp (chủ yếu đồn điền cao su).
XKhai mỏ.
Công nghiệp chế biến.
Thương nghiệp, ngân hàng.

Kiến thức cần nắm vững

Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp

Nguyên nhân: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ.

Mục đích:

Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, để nhanh chóng khôi phục địa vị kinh tế, chính trị, Pháp tăng cừơng bóc lột nhân dân Pháp, đồng thời đẩy mạnh khai thác thuộc địa (trong đó có Việt Nam) với qui mô lớn và tốc độ nhanh.

Nội dung khai thác

  • Vốn đầu tư của Pháp vào Đông Dương tăng mạnh, tập trung vào hai ngành: cao su và khai mỏ
  • Nông nghiệp: Mở rộng đồn điền trồng cao su (1927 lên tới 400 triệu ph răng từ 15 ngàn ha năm 1918 lên 120 ngàn ha năm 1930; nhiều công ty cao su ra đời).
  • Công nghiệp: tăng cừơng khai thác mỏ than (lập thêm nhiều công ty than mới: công ty than Hạ Long, Tuyên quang, Đông Triều…).
  • Mở thêm nhiều cơ sở công nghiệp mới (sợi Hải Phòng, Nam Định, đường Tuy Hòa, gạo Chợ Lớn…)
  • Thương nghiệp phát triển, Pháp dựng hàng rào thuế quan để độc chiếm thị trừơng.
  • Giao thông vận tải được mở rộng để phục vụ cho cuộc khai thác (đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền).
  • Đánh thuế nặng, nhiều loại thuế (từ 1912 – 1930, ngân sách Đông Dương tăng 3 lần).
  • Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế.

Đặc điểm

  • Diễn ra rất nhanh, có điểm mới là: tăng cường đầu tư vốn, kỹ thuật, mở rộng sản xuất để kiếm lời.
  • Hạn chế công nghiệp phát triển, nhất là công nghiệp nặng, nhằm cột chặt kinh tế Đông Dương vào kinh tế Pháp, biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm chủa Pháp.
  • Kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bứơc nhưng vẫn bị kềm hãm và lệ thuộc vào kinh tế Pháp

➜ Xem đầy đủ các kiến thức quan trọng của bài 14 qua tài liệu hướng dẫn soạn sử bài 14 của Đọc Tài Liệu

Hướng dẫn giải bài 1 trang 18 tập bản đồ sử 9

Tham khảo thêm  Câu hỏi thảo luận trang 57 SGK Lịch sử 9

Trên đây là hướng dẫn giải bài 1 trang 18 tập bản đồ lịch sử lớp 9 để giúp các em cùng tham khảo. Mong rằng ĐọcTàiLiệu sẽ luôn là người bạn đồng hành để góp phần giúp các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

Hướng dẫn giải tập bản đồ sử 9 bài 14

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM