Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 162 sách giáo khoa Ngữ văn 10 phần đọc hiểu soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán) của Vương Xương Linh với các cách trình bày khác nhau để các em tham khảo.
Đề bài: Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ.
Trả lời bài 1 trang 162 SGK văn 10 tập 1
Cách trả lời 1
Điểm độc đáo của Khuê oán ở cấu tứ, Vương Xương Linh thể hiện qua sự biến chuyển tâm trạng của người khuê phụ:
+ Tâm trạng ấy “bất tri sầu” sang “hối”. Cái “bản lề” của quá trình chuyển biến tâm trạng trong câu “liễu là màu của mùa xuân và tuổi trẻ”
+ Nó là màu của sự li biệt, nhìn vào bản thân, cô gái thấy tuổi trẻ bị trôi qua trong cô quạnh
+ Hoàn cảnh ấy quả thực không thể không khiến cho người thiếu phụ sầu hận, xót thương
Tham khảo: Phân tích bài thơ Nỗi oán của người phòng khuê
Cách trả lời 2
Nhận xét về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ:
- Tâm trạng bắt đầu từ "bất tri sầu" (vô tư) sang "hối" (hối tiếc và hối hận).
→ Sự thay đổi nhận thức: Lúc đầu vẫn vô tư, hồn nhiên với cuộc sống bình thương, nhưng sau khi nhìn màu dương liệu, chịnh phụ đã có sự chuyển biên trong tâm trạng rõ rệt. Nàng bắt đầu nhìn nhận cuộc sống của mình và cảm thấy tuổi trẻ đang bị "trôi" đi. Còn nhìn về phía chinh phu thì mọi thứ mịt mù thăm thẳm.
⇒ Nỗi xót thương, sầu hận
- Vương Xương Linh cấu tứ bài thơ theo mạch cảm nghĩ của người khuê phụ. Điều này thể hiện rõ sự tinh tế và sâu sắc của tác giả.
Cách trả lời 3
Nhận xét về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ:
- Cấu tứ theo mạch cảm xúc của bài thơ – cảm xúc của người khuê phụ.
- Người khuê phụ có sự thay đổi nhận thức: Nhìn mình, khuê phụ thấy tuổi trẻ đang bị "trôi" đi. Còn nhìn về phía chinh phu thì mọi thứ mịt mù thăm thẳm.
=> Hoàn cảnh ấy khiến người thiếu phụ sầu hận, xót thương.
Cách trả lời 4
Bài thơ khuê oán có cấu tứ độc đáo. Vương Xương Linh cấu tứ theo mạch cảm nghĩ của người khuê phụ. Lần theo thi cảm, ta thấy tâm trạng của người khuê phụ chuyển biến theo một quá trình khá bất ngờ. Từ tâm trạng vô tư không biết buồn đột ngột chuyển sang hối hận. Thực ra khuê phụ đã thay đổi nhận thức. Nhìn mình khuê phụ thấy tuổi trẻ đang bị “trôi” đi. Còn nhìn về phía chinh phu thì thấy mọi thứ mịt mù thăm thẳm. Hoàn cảnh ấy không thể không khiến người thiếu phụ sầu hận, xót thương.
Xem thêm
Bài 2 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Vì sao khi thấy "màu dương liễu" nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu?
Các em vừa tham khảo một số cách trình bày câu trả lời bài 1 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất khi soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê.
Chúc các em học tốt !