Bài 1 trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 22/11/2019 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 160 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Lầu Hoàng Hạc ngữ văn 10.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 160 sách giáo khoa Ngữ văn 10 phần đọc hiểu soạn bài Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu với các cách trình bày khác nhau cho các em tham khảo.

Đề bài

Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc ở "nơi đây" toàn bài không nói gì về "lầu" cả. Vậy dụng ý của tác giả là gì?

Trả lời bài 1 trang 160 SGK văn 10 tập 1

Cách trả lời 1

Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc, nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc ở “nơi đây”, còn lại toàn bài lại không nói gì về lầu cả. Dụng ý nhà thơ muốn nói ở đây là quan hệ giữa “người xưa” và “người nay”, giữa thời gian quá vãng và không gian mở rộng, giữa hư với thực, giữa cảnh với tình.

Tham khảo: Phân tích bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu

Cách trả lời 2

Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc ở “nơi đây”, toàn bài không nói gì về “lầu” cả. Tác giả đạt nhan đề như vậy nhằm nói đến mối quan hệ giữa người với người, giữa không gian, thời gian, giữa cảnh và tình,…

Cách trả lời 3

Lầu Hoàng Hạc là sự kết tinh của những cảm xúc của con người khi đối diện với cái đẹp. Việc nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc và trong suốt bài thơ ngoài sự xác định vị trí của lầu hoàng hạc ở “nơi đây” thì toàn bài không nói gì về “lầu”, hoàn toàn là việc nằm trong nguồn thi hứng của tác giả. Nguồn thi hứng ấy được khơi lên bởi lầu Hoàng Hạc, bởi cảnh sắc thiên nhiên, bởi dấu ấn tươi đẹp của những năm tháng xa xôi trước kia và vì cả những truyền thuyết đẹp như mộng được dệt nên bởi người xưa. Từ tất cả những cảm xúc ấy, từ cái có trở thành cái không, cái hư vô trở thành thực mà cái hữu hình lại trở thành khói, thành sương bảng lảng quanh lầu Hoàng Hạc và chính bởi nội dung của bài thơ này không nhằm tả cảnh mà là qua cảnh để ngụ tình, là những cảm xúc, những chiêm nghiệm, những suy tư của tác giả về nhân thế, về lẽ thịnh suy… đó là lí do giải thích tại sao toàn bài thơ ngoài việc nhắc rằng, giới thiệu đây là lầu Hoàng Hạc thì không nhắc gì đến lầu nữa cả.

Xem thêm

Bài 2 trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Tất cả cảnh đều đẹp, tại sao khiến người buồn?

Bài 3 trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Có người cho rằng có thể rút gọn bài thơ thành một câu "Tích nhân khứ... sử (kim) nhân sầu"...

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 1 trang 160 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Lầu Hoàng Hạc tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM