Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 150 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp chi tiết nhất.
Đề bài:
Trong các đoạn văn, thơ sau, có những câu không những lặp lại một số từ ngữ mà còn lập lại kết cấu cú pháp.
– Hãy xác định những câu có lặp kết cấu cú pháp và phân tích kết cấu cú pháp đó.
– Cho biết phép lặp đó có tác dụng như thế nào.
a)
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân ca nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
b)
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đô nặng phù sa.
(Nguyễn Đình Thi, Đất nuớc)
c)
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
(Tố Hữu, Việt Bắc)
Trả lời bài 1 trang 150 SGK văn 12 tập 1
Để soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 150 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:
Cách trả lời 1
a) Các câu lặp kết cấu ngữ pháp:
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.
Dân ta lại đánh đổ chế độc quân chủ mấy mươi thế kỉ mà để lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.
Kết cấu:
Sự thật là (thành phần phụ)...Nước ta (chủ ngữ) đã (vị ngữ 1)...chứ không phải (thành phần phụ + vị ngữ 2)
Dân ta (chủ ngữ) ...đã đánh đổ/ lại đánh đổ (vị ngữ)xiềng xích/chế độ quân chủ (bổ ngữ) để.../mà... (trạng ngữ chỉ mục đích)
b)
Lặp kết cấu:
Trời xanh đây (CN)/ là của chúng ta(VN).
Núi rừng đây (CN) / là của chúng ta(VN).
Những cánh đồng / thơm mát
Những ngả đường / bát ngát
Những dòng sông / đỏ nặng phù sa.
Tác dụng: khẳng định chủ quyền dân tộc ta và bộc lộ niềm vui sướng, tư hào của nhà thơ về quê hương, đất nước.
c) Lặp kết cấu: Nhớ sao
Tác dụng: bộc lộ tâm trạng vui sướng của nhà thơ khi hồi tưởng về quê hương.
Cách trả lời 2
a. Những câu lặp cú pháp trong đoạn a là: câu 1-3, 4-5
- Cấu trúc được lặp lại là:
+ Sự thật là .... , CN (dân ta) + VN (thành thuộc địa ...), + BN
+ Dân ta (đã/lại) + VN
- Hiệu quả nghệ thuật: nhấn mạnh, tô đậm tính khẳng định; giúp cho lời văn hài hoà, nhịp nhàng, bổ sung cho nhau.
b. Những câu lặp cú pháp trong đoạn thơ b là:
- Câu 1 và 2: CN - đây - VN (là của chúng ta)
- Câu 3, 4, 5: Những - DT - Định tố
Tác dụng: nhấn mạnh và khẳng định niềm tự hào và tình yêu tha thiết đất nước của nhà thơ.
c. Trong đoạn thơ c, cấu trúc câu được lặp lại là: Nhớ sao...
Tác dụng: Phép lặp đó có tác dụng làm cho nỗi nhớ của người về xuôi (cũng chính là của tác giả) đối với quê hương cách mạng Việt Bắc thêm thiết tha sâu nặng.
Cách trả lời 3
a, Câu lặp cú pháp:
– Sự thật là từ mùa thu năm 1940… thuộc địa của Pháp nữa.
– Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.
Kết cấu phép lặp ở trên:
+ Sự thật là…, CN (dân ta) – VN (thành thuộc địa), bổ ngữ.
+ Dân ta (đã/ lại) – VN.
→ Mục đích nhấn mạnh, tô đậm, khẳng định sự thật, chân lí.
b, Phép lặp trong đoạn thơ
Câu 1 và 2: CN (đây) – VN (là của chúng ta).
Câu 3, 4, 5: Những Danh từ - Định tố
Tác dụng: nhấn mạnh, khẳng định niềm tự hào, tình yêu tha thiết đối với đất nước của nhà thơ.
c, Lặp lại cấu trúc: Nhớ sao…
→ Tái hiện chân thực nỗi nhớ của những người lính cách mạng, tác giả khi trở về xuôi vẫn tha thiết nhớ nhung Việt Bắc.
***
Bài 1 trang 150 SGK Ngữ văn 12 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp nhé.