Bài 1 trang 149 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 03/06/2020

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 149 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Đò Lèn - Nguyễn Duy

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 149 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Đò lèn - Nguyễn Duy chi tiết nhất.

Đề bài:

Trong bài thơ, cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tại hiện như thế nào? Nét quen thuộc và một mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ?

Trả lời bài 1 trang 149 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Đò lèn - Nguyễn Duy lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 149 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Kí ức tuổi thơ sống dậy trong tâm tưởng nhà thơ, vừa sinh động, vừa hồn nhiên đầy suy tư, day dứt

+ Kí ức hiện lên trong sự tương phản, ngầm thể hiện sự ân hận, day dứt của nhân vật trong quá trình nhận thức

– Hình ảnh thuở nhỏ của tác giả:

+ Tuổi thơ tác giả phải nếm trả những nghèo đói, cơ cực do chiến tranh

+ Sự hồn nhiên, vô tư, nghịch ngợm: ra cống Na câu cá, bắt chim sẻ, ăn trộm nhãn chùa Trần

+ Niềm say mê thế giới hư ảo của thánh thần: hơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng, ngây ngất trước mùi hương trầm, hoa huệ, điệu hát văn…

– Nét quen thuộc: kỉ niệm tuổi thơ chân thực, cảm động

– Nét mới: những kỉ niệm không đẹp cũng được bày tỏ → tác giả dám nhìn nhận thẳng, thật nói ra sự thật từ góc nhìn nhiều chiều.

Cách trả lời 2

Trong bài thơ, cái tôi thời tuổi nhỏ của tác giả được tái hiện:

– Hình ảnh cậu bé tinh nghịch vô tư sống giữa đất trời quê ngoại dân dã với kỷ niệm vui buồn đan xen, đặc biệt gắn liền với hình ảnh bà ngoại.

– Ấn tượng về tuổi thơ:

+ Khói Trầm thơm

+ Mùi huệ trắng

+ Điệu hát văn, bóng cô đồng

+ Mùi huệ trắng

– Ấn tượng về cuộc sống làng quê bình yên vừa có cái riêng tư vừa gần gũi.

=> Lối kể chân thực, cụ thể như lời ăn tiếng nói hàng ngày thể hiện vẻ đẹp, tính cách ngây thơ của trẻ nhỏ, ký ức không phai mời trong tâm trí nhà thơ.

Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ:

– Nét quen thuộc: Hình ảnh cậu bé Duy thuở nhỏ như bao trẻ thơ khác.

– Nét mới mẻ: Nhà thơ nhìn về quá khứ khi mình đã trưởng thành, có sự trải nghiệm trước cuộc sống và đặc biệt gắn liền với hình ảnh bà ngoại.

Cách trả lời 3

- Hình ảnh thuở nhỏ của tác giả:

+ Tuổi thơ của tác giả phải nếm trả những cơ cực, nghèo đói do chiến tranh.

+ Hồn nhiên, vô tư, nghịch ngợm: ra cống Na câu cá, bắt chim sẻ, ăn trộm nhãn chùa Trần,...

+ Niềm say mê thế giới hư ảo của thánh thần: hơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng, tâm hồn trẻ thơ ngây ngất trước mùi thơm của hương trầm, hoa huệ, trước điệu hát văn của cô đồng, ...

- Nét quen thuộc: tái hiện một cách chân thực, cảm động những kỉ niệm tuổi thơ.

- Nét mới: nói ra cả những kỉ niệm không đẹp những sự thật lẽ ra phải giữ kín, hoặc phải quên đi: “ăn trộm nhãn chùa Trần". Đây cũng là sự đổi mới trong cách nhìn, cách cảm của những nhà văn, nhà thơ sau năm 1975; dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, dám nói ra sự thật từ góc nhìn không thuận chiều.

Cách trả lời 4

Khi nhắc đến tuổi thơ hẳn ai cũng bồi hồi xúc động tưởng nhớ về một thời đẹp đẽ với bao kỉ niệm đã trôi qua. Một thời hồn nhiên ngây thơ, tâm hồn trong sáng bay theo những ước mơ màu hồng, Nhưng với Nguyễn Duy khi nhắc tới tuổi thơ là nhắc tới một thời kì cơ cực, nghèo đói do chiến tranh để lại nhưng không bởi vậy mà xóa đi kí ức tuổi thơ trong Nguyễn Duy mà nó hiện lên vẫn vừa tình cảm, tội nghiệp lại vừa đáng yêu, tinh nghịch, sự hồn nhiên của những đứa trẻ.

Hai khổ thơ đầu: Đó là kí ức tuổi thơ hồn nhiên, vô tư với những trò chơi nghịch ngợm của trẻ con (câu cá, bắt chim, hái trộm nhãn, níu váy theo bà đi chợ, ...). Đó là niềm say mê, mơ mộng thế giới hư ảo của tiên Phật, thánh thần (chơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng, tâm hồn trẻ thơ ngây ngất trước mùi thơm của hương trầm, hoa huệ, trước điệu hát văn của cô đồng, ...)

Ba khổ thơ tiếp: Hiện lên hình ảnh người bà trong cuộc đời thực với bao vất vả, khổ cực, gian nan. Cuộc sống nghèo khó nên phải "mò cua xúc tép", "gánh chè xanh" trĩu nặng trên vai cùng bà con xuôi ngược buôn bán khắp nơi; ăn "củ dong riềng luộc sượng" để cầm hơn qua cơn đói khát; thời chiến tranh ác liệt, nhà bà bị bom Mĩ dội bà phải đi "bán trứng ở ga Lèn".

Nét mới trong thơ Nguyễn Duy chính việc Nguyễn Duy không chỉ kể những kỉ niệm đẹp mà ngay cả những kỉ niệm không đẹp, cái xấu của trẻ thơ ông cũng nhắc tới và nhắc tới một cách chân thực rất sinh động “ Ăn trộm nhãn chùa Trần”. Đó là một lỗi lầm nhưng lỗi lầm có thể tha thứ hơn nữa dưới ngòi bít của Nguyễn Duy khiến người đọc càng liên tưởng tới vẻ tinh nghịch, vui nhộn của một thời từng trải qua.

Tham khảo: Cảm nhận bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy

***

Bài 1 trang 149 SGK Ngữ văn 12 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Đò Lèn - Nguyễn Duy nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM